Tết đến nhiều người hay có thói quen mua hoặc trồng cây cảnh để chưng tết, một phần để trang trí ngôi nhà cho thêm rực rỡ hơn một phần cũng do những ý nghĩa may mắn của loại cây trồng đó mang lại, hôm nay hãy cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa cây hồng lộc và học cách trồng loại cây này nhé.
Cây hồng lộc là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây hồng lộc
Cây hồng lộc có nguồn gốc xuất xứ từ vùng châu Á nhiệt đới, có tên khoa học là Syzygium campanulatum hoặc Syzygium oleinum, thuộc họ Sim Myrtaceae.
Cây hồng lộc sở hữu vẻ đẹp tươi tắn mới mẻ, điều này sẽ mang đến nhiều ý nghĩa, may mắn, tốt đẹp cho người trồng, cây hồng lộc đại diện cho sự vất vả, tuy chịu sự khắc nghiệt của môi trường nhưng vẫn vươn lên đâm chồi nảy lộc.
Do có ý nghĩa này nên cây hồng lộc được trồng nhiều ở đô thị hoặc trong chính sân vườn của gia chủ.
Ý nghĩa phong thuỷ cây hồng lộc
Mỗi năm cây hồng lộc đều cho ra lá với màu sắc đẹp mắt nên theo phong thủy, chữ hồng lộc tượng trưng cho lộc (lá), đem lại sự may mắn, tài lộc cho người trồng.
Đặc điểm, phân loại cây hồng lộc
Cây hồng lộc là loại cây thân gỗ cao từ 0.8-2m, cây chủ yếu mọc thành nhiều cành, nhánh tạo thành bụi, những nhánh mọc theo dạng hình trứng, đôi lúc là hình tháp hay hình bầu dục cực kỳ đẹp.
Lá của cây hồng lộc hình trái xoan, đầu nhọn, không có cuống, có màu đỏ hồng, lá già thì có màu xanh bóng còn lá nửa già nửa non thì có màu vàng, lá già thường dài khoảng 5-6cm, một quý tương đương 3 tháng thì cây hồng lộc sẽ thay lá một lần.
Cây hồng lộc cũng cho ra hoa, hoa màu trắng và xòe như hoa mận, mọc trên cuống dài. Quả cây hồng lộc thì nhỏ và mọng, khi chín có màu đen y như quả sim, cho nên chúng được xếp vào họ sim.
Tác dụng của cây hồng lộc
Cây hồng lộc chủ yếu được trồng để làm cảnh bởi vì cây hồng lộc có chồi và lộc non màu đỏ cực kỳ đẹp mắt và nổi bật, cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, vào mùa xuân là thời điểm cây phát triển đẹp nhất cho nên nhiều người thường ưa thích trồng vào dịp Tết. Ngoài ra, cây hồng lộc còn hay được trồng ở góc sân vườn, hiên nhà để tạo lối đi.
Cách trồng và chăm sóc cây hồng lộc
Cách trồng cây hồng lộc tại nhà
Giâm cành
Đầu tiên, bạn nên làm cho đất tơi, xốp bằng cách trộn nhiều phân xanh đã ủ hoai, bón lót một ít vào hóc trước sau đó mới đặt nhánh cây vào. Sau khi giâm cành bạn nên thường xuyên tưới nước để giữ cho đất luôn ẩm, sau khoảng 1-2 tuần là cây sẽ đâm chồi nảy mầm.
Sau khi cây phát triển dài cho ra lá, bạn nên cắt bớt lá chỉ để cành dài khoảng hai gang tay, giảm nửa số lượng lá, chỉ giâm cành ngập 2/3 phần đất, nghiêng khoảng 60 độ.
Trồng từ cây giống: Tương tự như giâm cành, bạn nên làm đất tươi, mịn bằng cách trộn nhiều phân xanh đã ủ hoai, bón lót trước khi đặt cây xuống, thường xuyên tưới nước cho cây ẩm.
Tuy nhiên, khi đặt cây xuống nên cố định cây bởi vì lúc này cây chưa có khả năng cố định, đồng thời giai đoạn này cũng nên tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cách chăm sóc cây hồng lộc
Cây hồng lộc có khả năng thích nghi cao và khả năng chịu đựng tốt, nên thích hợp trồng ngoài trời, đặc biệt là vào dịp tết đây là giai đoạn mà cây hồng lộc nảy nở và phát triển tốt nhất.
Lượng nước: Cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây hằng ngày, việc bổ sung phân bón cũng nên thực hiện định kỳ, tuy nhiên nên chú ý quan sát khi nào mặt đất khô thì mới nên tưới nước tiếp để tránh khiến cây ngập úng.
Độ ẩm: Cây hồng lộc có khả năng chịu nhiệt tốt nên cực kỳ thích hợp với khí hậu nóng ẩm.
Ánh sáng, nhiệt độ: Cây hồng lộc rất ưa sáng nên thích hợp đặt ngoài trời.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hồng lộc
Cây hồng lộc khoảng 3 tháng sẽ thay lá một lần cho nên cần tỉa lá già định kỳ để đẩy nhanh quá trình ra lộc (lá) cho cây.
Sau 2-3 năm chăm sóc nếu thấy cây phát triển tốt thì nên chuyển cây sang chậu lớn hơn hoặc trồng ngoài đất để chúng có đủ dinh dưỡng phát triển và cho ra hoa, quả.
Thường xuyên kiểm tra và bón thuốc trừ sâu để kịp thời tiêu diệt sâu bệnh hại để tránh lây lan sang cho những cành khác.
Những hình ảnh đẹp về cây hồng lộc
Hy vọng với những chia sẻ chi tiết về ý nghĩa, cách trồng, cách chăm sóc cây hồng lộc sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn thành công nhé.