Không phải ngẫu nhiên mà địa lan lại trở thành loài hoa được ưa chuộng trong dịp tết ở nước ta. Đây là loài hoa đẹp, biểu chưng cho sự may mắn trong năm mới. Cũng bởi mang lại lợi nhuận cao mà hoa địa la đã được rât nhiều nhà vườn trồng công nghiệp.
Tuy nhiên, việc tự tay trồng địa lan không hề khó. Hôm nay, hãy cùng Vy’s Farm tìm hiểu về cách trồng địa lan cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt vời này nhé!
Đặc điểm của hoa địa lan
Địa lan là loài hoa có sức sống mạnh mẽ. Sự tăng trưởng cảu mỗi giả hành được tách ra từ các bẹ khác hoặc củ của cây mẹ và đều có một bộ rễ độc lập.
1, Thân và rễ của hoa địa lan
Rễ địa lan rất ít khi phân nhánh, bởi vậy mà chúng không đan xen vào nhau. Thân cây mới thường rất ngắn, có dộ dài khoảng 2 đến 3cm và có bề rộng khoảng 1,5cm. Lá địa lan mọc ở phần thân cây và phân nhánh ngay từ mặt chậu.
Nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của địa lan chín là giả hành. Đối với các loại lan khác, giả hành của địa lan nhỏ hơn và không dự trữ được nhiều nước, bởi vậy cần phải tưới nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng để cây có thể phát triển tốt nhất.
2, Lá của địa lan
Những người chơi hoặc trồng địa lan thường quan tâm đến phần lá hơn cả. Lá địa lan có thể có độ dày và độ dài khác nhau tùy thuộc vào từng loài.
Một số loài lan có thể kể đến như Cym Georengi có lá rộng 1cm và dài hoảng 15cm, trong khi đó, giống địa lan Cym Siense thì lá có thể đến 4cm và cao đến 45cm. Hầu như lá địa lan đều phẳng, tuy nhiên vẫn có một số giống lan có lá hình bầu dục như “Tu Er Lan” (Lan tai thỏ).
3, Hoa của địa lan
Hoa địa lan rất đẹp và có màu sắc khá rực rỡ. Cành hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây. Số lượng bông hoa, hình dáng , hương thơm và thời gian tàn của địa lan cũng thay đổi tuỳ vào từng loại.
Cách trồng địa lan
1, Chuẩn bị trồng địa lan
a, Dụng cụ trồng địa lan
Để cây lan phát triển tốt và có thể trồng được một chậu lan ưng ý thì chọn chậu sẽ là một công đoạn không thể bỏ qua. Một chiếc chậu tốt không chỉ giúp việc trồng địa lan được thuận lợi, rễ lan phát triển tốt mà còn làm tăng tính thẩm mĩ của chậu lan lên rất nhiều.
Bạn hoàn toàn có thể chọn chậu trồng địa lan có chất liệu gốm, sành hoặc sứ. Ta cũng cần chú ý nên chọn những loại chậu phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được kìm hãm sự phát triển của cây.
Đối với những loài địa lan lá ngắn thì chọn chậu dáng thấp, khóm lan nhiều thân thì chọn chậu có đường kính to. Địa lan cũng là loài cây ưa sạch sẽ nên chậu mua về bạn cũng cần một vài bước xử lý làm sạch.
Sau khi mua chậu, ta cần rửa sạch, sau đó phơi khô để loại bỏ tạp chất và mầm bệnh gây hại cho cây. Bạn cũng có thể lót dưới đáy một lớp sỏi nhỏ để rễ cây không mọc lan ra ngoài chậu.
b, Giá thể trồng địa lan
Để việc trồng hoa địa lan được thuận lợi thì giá thể là phần vô cùng quan trọng. Giá thể phù hợp với việc trồng địa lan phải là một hỗn hợp vỏ thông, than củi và sỏi thô nhỏ với tỷ lệ đồng đều. Đây là chất trồng có đặc tính sinh học lý tưởng, giúp lan lan lớn nhanh và ra hoa đẹp.
Bên cạnh hỗn hợp trên thì bạn cũng có thể dụng dương xỉ hoặc rêu để giữ ẩm cho lan trong suốt quá trình sinh trưởng.
c, Điều kiện ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong việc trồng địa lan. Tuy là loài hoa ưa ánh sáng nhưng nếu lạm dụng chiếu sáng quá nhiều sẽ dẫn đến hư hại lá, làm thay đổi màu sắc của cây và ảnh hưởng đến chất lượng của hoa khi nở.
Cũng chính vì vậy mà, trong suốt những tháng mùa nắng, nếu trồng địa lan ở những nơi có ánh sáng trực tiếp thì người trồng phải có mái che để bảo vệ, tránh gây hại cho cây.
Bạn cũng nên trồng địa lan ở nơi thoáng gió, dưới bóng râm hoặc những nơi thoáng mát. Tuy nhiên địa lan vẫn cần một lượng ánh sáng dồi dào để quan hợp.
2, Kỹ thuật trồng hoa địa lan
a, Xử lý cây trước khi trồng địa lan
Tách giống từ chậu cũ
Nếu địa lan đang ở chậu cũ thì bạn có thể dùng dao sắc để tách hoặc tách bằng tay, sau khi tách xong thì dùng que sắt khoảng 2cm đem nung nóng rồi sát vào phần thân lan vừa tách đến khi khô lại thì dừng.
Dùng sơn quét lên phần thân vừa tách và chờ cho sơn khô lại. Công đoạn này giúp cho địa lan tránh khỏi những mầm bệnh và không bị mất nước.
Lưu ý: Ta chỉ nên tiến hành tách nhánh với những cây có nhiều hơn 5 khóm, mỗi khóm tách có ít nhất 2 thân. Bỏ đi các nhánh hỏng và lá úa, chỉ giữ lại những nhánh khỏe mạnh nhất.
Trồng địa lan từ cây mới mua
Đối với trường hợp cây bạn chọn vẫn còn nguyên chậu thì ta vẫn sẽ tiến hành tách như trên, nếu tách từ 1 đến 2 thân từ khóm thì bạn cũng cần phải sát trùng và làm khô vết tách ngay lập tức.
Để lan đẹp và sinh trưởng khỏe mạnh, bạn cần rửa sạch, loại bỏ các chất bẩn trên thân cây giống, hạn chế tiếp xúc để tránh làm tổn thương bộ rễ mầm khiến cây không lớn được.
b, Tiến hành trồng địa lan
Bước 1: Tiến hành xếp từng khóm lan làm giống vào chậu theo quy tắc, khóm non hướng ra miệng chậu và khóm già hướng vào tâm. Với mẹo này thì khi cây non nứt ra từ khóm già sẽ mọc tỏa ra mép chậu.
Bước 2: Cho giá thể trồng địa lan vào chậu sao cho giá thể phủ kín ⅓ thân cây lan. Dùng tay cố định khóm lan giống để tránh bị lung lay hay tổn thương khi tiếp xúc với chất trồng.
Ấn nhẹ nhàng chất trồng cho chặt rồi dùng rêu, xỉ vụn hoặc dương xỉ phủ đều lên để giữ ẩm cho cây trong quá trình chăm sóc sau này.
Sau khi trồng địa lan xong, bạn cần tiến hành tưới nước để cây hồi sức, có thể dùng khăn lau sạch nếu mặt lá bị bẩn.
Cách chăm sóc hoa địa lan
1, Nước tưới khi trồng địa lan
Nguồn nước là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất cho sự phát triển của địa lan. Nguồn nước sử dụng khi chăm sóc và nuôi trồng địa lan phải sạch và không bị nhiễm bẩn. Khi tưới, ta cũng không chỉ làm ướt bề mặt mà cần phải để nước thấm dưới đáy chậu.
Tùy vào điều kiện khí hậu từng mùa mà ta sẽ điều chỉnh để cung cấp đủ lượng nước cho địa lan, giúp cho lan phát triển tốt nhất. Tốt nhất là nên dùng vòi tưới phun sương để tưới địa lan.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng ống nước hoặc múc từng gáo để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây. Bạn cũng không nên tưới quá mạnh sẽ làm biến dạng mần hoa và gây hư hại các chồi non.
Đối với những ngày khô hanh, người trồng cũng cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 đến 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%.
Trong những ngày khô hanh, độ ẩm không khí thấp thì có thể tưới nước 2 lần/ngày, còn với những ngày mưa, độ ẩm cao thì không cần tưới. Khi tưới cũng tránh tình trạng ngập úng và đọng nước, sẽ làm thối rễ cây.
2, Cắt tỉa cành khi trồng địa lan
Không chỉ hơn nhau ở hương hoa, sắc hoa mà địa lan còn khác biệt và trở nên có giá trị bởi dáng hoa. Để chậu địa lan của bạn có dáng đẹp, cần thường xuyên cắt tỉa, uốn nắn cho cây.
Bên cạnh đó, việc cắt tỉa cũng sẽ giúp phòng trừ sâu bệnh, người trồng cần thường xuyên thu nhặt hoa rụng, loại bỏ lá vàng úa để tạo điều kiện tốt nhất cho lan phát triển.
3, Phân bón khi trồng hoa địa lan
Địa lan cần nhiều dưỡng chất trong giai đoạn phát triển và ra hoa. Bởi vậy, cần tăng cường lượng phân bón, đặc biệt là phân ni-tơ trong thời điểm này.
Vào những tháng mùa đông, tiết trời lạnh, bạn nên giảm số lượng và thời điểm bón phân xuống còn 1 tháng 1 lần, cũng với đó là sự kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học.
Người trồng cũng cần đặc biệt chú ý, trong thời gian địa lan phát triển chồi hoa tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá, sẽ khiến phân đọng trên chồi hoa dễ gây hỏng hoa.
4, Phòng trừ sâu bệnh khi trồng địa lan
Địa lan khá ít sâu bệnh so với những loài hoa khác, tuy nhiên điều này khong có nghĩa chúng có thể kháng lại mọi loại sâu bệnh. Những sai lầm trong quá trình chăm sóc có thể khiến lan rất dễ mắc các bệnh như vàng lá, đốm nâu, thối rễ, cháy lá…
Nếu như các biện pháp thủ công không có hiệu quả để diệt sâu bệnh thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Cần lưu ý đến liều lượng và cách phun khi sử dụng các loại thuốc này. Để tránh sâu bệnh lây lan, bạn không chỉ phun một điểm mà nên phun toàn bộ cây cũng như toàn bộ vườn lan.
Những lưu ý khi trồng địa lan
- Sâu và nấm bệnh mà người trồng thường gặp phải trong quá trình trồng địa lan thường có nguồn gốc từ lá và hoa úa tàn. Bởi vậy, phải nhặt bỏ toàn bộ lá và hoa úa vàng trong quá trình chăm sóc. Công đoạn chăm sóc này cũng giúp cây hoa trổ bông đều và đẹp hơn.
- Khi tách triết hay sang chậu, cần cố gắng giữ lại thật nhiều rễ và hạn chế cắt bỏ,
- Bạn hoàn toàn có thể dùng các chất trồng khác tùy theo địa phương có như: than nhỏ trộn với đá. Vỏ thông, đất nung, vỏ đậu phộng, đất sạch,…
- Sau khi hoàn thành công đoạn trồng địa lan, bạn nên để cây ở chổ mát một tuần, sau đó đem ra lưới 50% ánh sáng. Sau khoảng thời gian 1 tháng, cây sẽ ra rễ, xanh tốt và lên nhánh con mới.
- Bạn nên tiến hành thay giá thể cho địa lan sau một vài năm, khi lớp đất cũ đã hết dưỡng chất. Không những vậy, bạn cũng cần loại bỏ bớt rễ phụ và thay chậu mới để cây có không gian phát triển tốt hơn.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu hết cách chăm sóc cũng như cách trồng hoa địa lan rồi. Qua bài viết này, Vy’s Farm hi vọng bạn sẽ có được cho mình những kiến thức bổ ích và có thể tự tay trồng cho mình một chậu địa lan thật đẹp nhé! Chúc bạn thành công!