Ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi là đồ vật không còn xa lạ với người dân Trung Quốc. Trước đây ốc bươu chủ yếu có ở ao, hồ nước ngọt, ruộng đồng trong tự nhiên, nhưng hiện nay do khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm, tác động của thuốc bảo vệ thực vật nên số lượng ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều; , phương thức nuôi và sinh sản nhân tạo ốc hương ngày càng trở nên Càng phát triển thì lợi nhuận mang lại cho người dân càng cao. Công nghệ chăn nuôi tương đối đơn giản, chi phí đầu tư thấp, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, đầu ra thị trường rộng lớn là một số ưu điểm của mô hình này. Hãy cùng xem kỹ thuật nuôi ốc bươu đen cùng vyfarm nhé.
Đặc điểm sinh học của ốc bươu đen
Để bắt đầu nuôi trồng ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi. Bà con cần phải nắm kĩ những đặc điểm sinh học của loài này, có như thế khi áp dụng kỹ thuật nuôi trồng mới đạt được hiệu quả cao.
Đặc điểm sinh học của ốc bươu đen
Đặc điểm sinh trưởng
Trong môi trường tự nhiên, cá thể ốc bươu đen có thể đạt tới chiều dài 85mm và chiều rộng vỏ 70mm.
Trong điều kiện nuôi nhân tạo thì tốC độ tăng trưởng của cá thể ốc bươu đen nhanh hơn, trung bình là 0,53%/ngày đối với ốc tiền trưởng thành và 0,08%/ngày đối với ốc tưởng thành.
Đặc điểm sinh sản
Ốc bươu đen là loài phân biệt giới tính đực, cái rõ ràng và thụ tinh trong. Thời gian sinh sản chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm. Một tổ trứng của ốc cái trong môi trường nuôi cho ra trung bình từ 172-349 trứng. Còn trong điều kiện tự nhiên thì tầm 263 trứng/ lần đẻ.
Ốc Bươu Đen Ăn Gì? Thức Ăn Dinh Dưỡng Cho Ốc Bươu Đen
Ốc bươu đồng thức ăn chính chủ yếu là những thức ăn xanh như rau, quả, bèo… hoặc những thức ăn khác như: bột đậu nành, cám mịn, thức ăn chế biến… để ốc có khả năng tăng trọng nhanh hơn. Khi cho ăn là thức ăn xanh như rau thì cần phải rửa lại với nước hoặc rau không có thuốc trừ sâu.
Để ốc tăng trọng tốt nên bổ sung 50% thức ăn xanh + 50% thức ăn khô. Nếu chỉ cho 100% thức ăn tự nhiên ốc sẽ không đạt được cân nặng như mong muốn. Vì trong khẩu phần ăn thiếu đi 2 thành phần thiết yếu cho sự tăng trọng là hàm lượng protein cao (bột cá) giúp phát triển về cân nặng và một số khoáng vi lượng (Canxi) giúp ốc phát triển về vỏ.
Cho ốc ăn 2 ngày/lần, tùy vào khẩu phần mà có thể thay đổi cho phù hợp. Cho ăn lúc sáng thì lượng cần cho ăn khoảng 30% thức ăn của ngày, phần còn lại 70% sẽ cho ăn vào cử chiều vì ốc chủ yếu hoạt động về đêm. Cho ăn với lượng vừa đủ tránh trường hợp dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến ốc hoặc cho ăn chưa đủ ốc chậm lớn, sinh trưởng kém.
Kỹ Thuật Nuôi Ốc Bươu Đen Thương Phẩm Trong Ao
Xử lý ao hồ:
Trước khi thả con giống, ao hồ cần phải được xử lý, nên bón vôi nhằm diệt tạp và trung hòa độ pH từ 5 – 7 ngày, đây cũng là khâu rất quan trọng để loại bỏ các loại thiên địch có thể gây hại cho ốc như cá trắm đen (trắm ốc), ba ba, cá chép.
Cần xử lý dọn dẹp xung quanh bờ ao để tránh chuột phá hoại, nhiễm khuẩn vào ao trong quá trình nuôi.
Chuẩn bị ao nuôi
Ốc bưu đen có thể nuôi tốt ở trong ao đất, ao lót bạt, nuôi bể, nuôi trong giai…với điều kiện nguồn nước ngọt phải sạch, không bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV, chất thải công nghiệp…
Trước khi thả nuôi cần chuẩn bị ao hồ: Cần nạo vét, vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các địch hại có trong ao như cá chép, cá lóc…rải vội bột với liều lượng 5-7kg/ 100 m2 để trung hòa pH (6,5-8,0), phát quang bờ ao, dọn dẹp sạch cỏ rác để tránh chuột làm tổ quanh ao. Ngoài ra cần trồng thêm bông súng, rau muống, các loại rong hoặc thả bèo để vừa làm chổ ẩn nấp vừa cung cấp thức ăn tự nhiên cho ốc.
Mực nước trong ao thích hợp từ 0,5-1,5m. Đặc tính của ốc thường phân bố không đều, chúng thường tập trung ở một số khu vực nhất định, do đó trong ao nên tạo ra địa hình nông sâu khác nhau để đa dạng môi trường sống cho ốc. Mục đích là để tiện theo giỏi cũng như chăm sóc ốc đạt hiểu qua cao.
Nhiệt độ thích hợp để ốc sinh trưởng và phát triển tốt là từ 22-30 độ C. Nếu gặp thời tiết nóng hơn hoặc lạnh hơn ốc sẽ dừng đi kiếm ăn và lui vào trú ẩn. Vào mùa đông, nếu gặp thời tiết lạnh dưới 10 độ C thì khả năng ốc sẽ bị chết nhiều. Vì vậy, bà con cần có các biện pháp khắc phục khi nuôi ốc vào thời điểm này. Theo kinh nghiệm, bà con nên trồng vào ao nuôi cây bèo tây để giúp ao nuôi được ấm áp vào mùa đông, ốc cũng có nơi để trú ẩn. Đối với mùa hè nhiệt độ cao cần che lưới lan hạn chế ánh nắng cho ốc.
Chọn và thả giống ốc
Chọn giống
Chọn giống là khâu rất quan trọng để đảm bảo ốc sinh trưởng và phát triển tốt. Ốc giống được chọn cần phải là những con khỏe mạnh, có chất lượng tốt. Phần vỏ ốc không được sứt mẻ, phần đỉnh vỏ ốc có màu tươi sáng. Kích thước ốc giống trong khoảng 0,4-0,6g/con (ốc 2 tuần tuổi, cở hạt đậu xanh). Vận chuyển ốc bằng phương pháp giữ ẩm, cần tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài, không nên bịt kín.
Thả giống
Mật độ thả trung bình từ 80-100 con/m2 , tùy vào điều kiện thực tế có thể tăng mật độ lên 200 -300 con/m2.
Thời vụ thả giống thích hợp từ tháng 3 tháng 5 hằng năm. Thời gian nuôi trung bình 5-6 tháng, nên thu hoạch trước mùa đông.
Quản lý chăm sóc
Ốc rất thích ăn bèo cám, đây là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Nên trong nuôi ốc nếu có điều kiện chúng ta nên sử dụng thêm 1 ao để nuôi bèo cám cung cấp thức ăn cho ốc.
Các loại rau củ quả bổ sung thêm cho ốc như rau muống, mướp , bầu, bí, rau khoai, lá sắn, lá chuối, lá đu đủ…
Nên cho ốc ăn 1 ngày 1 lần vào buổi chiều tối, tới sáng thức ăn vừa hết là tốt nhất. Lượng thức ăn cho ăn trong ngày chiếm từ 5-7% trọng lượng ốc trong ao, nếu trong ao nuôi có nhiều thức ăn từ nguồn tự nhiên thì có thể giảm khẩu phần ăn của ốc.
Trong quá trinh nuôi nếu thấy ốc leo lên thành bể hoặc lên các cây thủy sinh nhô lên khỏi mặt nước thì tiến hành kiểm tra nguồn nước. Nguyên nhân có thể do nguồn nước giảm pH do mưa hoặc nhiễm mặn, nhiễm phèn, thuốc hóa học, nước dơ, ốc ăn phải thức ăn có độ tố (thuốc, phèn, mặn) Tiến hành thay 80% lượng nước
Định kỳ sử dụng vôi, chế phẩm vi sinh để làm sạch môi trường nước.
Đối với nuôi trong bể hoặc nuôi trong giai chúng ta nên hạn chế để nước mưa tiếp xúc trực tiếp lên ốc, làm ốc hao hụt nhiều.
Thu hoạch ốc bươu đen
Khi thu hoạch ốc, bà con thu ốc vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, lúc này ốc nổi lên trên đi tìm ăn nên rất dễ bắt. Bà con có thể bớt lại một lượng bố mẹ nhất định để nuôi ốc sinh sản cho vụ sau.
Chi Phí Nuôi Ốc Bươu Đen Chi Tiết
Chi phí đầu tư bể bạt với diện tích 300 mét vuông nuôi ốc bươu đen
– Chi phí làm ao: Đầu tư 1 mét vuông bể bạt là 35 ngàn. 35 ngàn x 300 mét vuông = 10,5 triệu đồng.
– Hệ thống ống nước: thoát nước, làm mát nước…1 triệu đồng.
– Hệ thống che: giàn che, lưới lang che nắng, che mưa = 2 triệu đồng
– Chi phí nhân công: 8 nhân công hỗ trợ làm ao = 2 triệu
– Chi phí khác: 1,5 triệu
Tổng chi phí đầu tư làm bể bạt nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi là 17 triệu
Chi phí nuôi ốc bươu đen, con giống, thức ăn và khác
– Con giống: giá chung thị trường 250 đồng 1 con ốc bươu con 1, 2 tuần tuổi. 100.000 x 250 VNĐ = 25 Triệu VNĐ
( Mua bên trại giống Miền Trung, Tây Nguyên: Sdt or Zalo: 0812480000 được chiết khẩu giá sỉ rẻ hơn những trại khác)
– Chi phí về thức ăn của ốc: Thức ăn chủ yếu rong đuôi chồn, bèo cám, bèo cái, bông súng, mướp, bầu bí, lá sắn, khoai, đu đủ… nên chủ động trồng. Trồng trên 100 mét vuông và xung quanh ao giống mua hết 1 triệu ( nếu mua thì giá cao hơn)
Thức ăn tinh thêm: Cám gạo, cám bắp.. 1 triệu.
– Chi phí khác: Vôi canxi, men tiêu hoá, vitamin C, điện nước… 2 triệu
Tổng tất cả chi phí nuôi ốc bươu đen ốc nhồi là 47 triệu VNĐ
Lợi nhuận nuôi 300 mét vuông ốc bươu đen
– Ốc bươu đen, ốc nhồi sau 4 tháng nuôi
– 100.000 ngàn con giống trừ hao hụt tự nhiên 25% con lại 75.000 ốc thành phẩm
– Ốc bươu sau 4 tháng nuôi đạt kích thước 35 con 1kg.
– 75.000 : 35 = 2100 kg ốc bươu, ốc nhồi thương phẩm
– Giá sỉ ốc bươu đen ngoài thị trường 65.000 VNĐ 1kg. ( bán lẻ cao hơn 75-80 ngàn 1kg)
– Tổng doanh thu sau 4 tháng nuôi 2100 kg x 65.000 VNĐ = 136,5 triệu VNĐ
– Lợi Nhuận = Doanh thu – Chi phí = 136,5 triệu – 44 triệu = 92,5 triệu VNĐ
Sau 4 tháng nuôi thì lợi nhuận sẽ đạt được 92,5 triệu VNĐ, trung bình mỗi tháng thu nhập từ nuôi ốc bươu đen, ốc nhồi là 23 triệu.
Giá Ốc Nhồi thương phẩm tham khảo:
Hiện nay, ốc nhồi thương phẩm loại 30-35 con/kg có giá 100 nghìn đồng/kg; ốc nhồi giống tùy theo kích thước có giá từ 200-500 đồng/con.
Trên đây là kỹ thuật nuôi ốc bươu đen cực dễ dàng thu lãi lớn cho bà con tham khảo. Chúc bà con mau thành công làm giàu từ nghề nuôi ốc nhé.