Hoa lan sóc ta là một trong những loài lan thơm và đẹp bởi vậy rất nhiều người đang tìm kiếm và chơi dòng lan này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn đầy đủ về cách trồng cũng như chăm sóc loài lan này nhé!
Đặc điểm và phân loại
Phong lan sóc có đặc điểm chung là đều thuộc dòng Giáng hương nên chúng là loài đơn thân, lá xòa ra hai bên như lan Vanda. lá cứng và dài. bông hoa mọc thành từng chùm buông xuống rất đẹp
Có 2 loại Phong lan Sóc là lan sóc lào và lan sóc ta ( hay còn gọi là lan đuôi chồn).
Cùng tên là lan sóc nhưng hai loại lan này hoàn toàn khác nhau về mặt hình dáng và chỉ có nét tương đồng nhau về hoa.
Xét về hình dáng, lan sóc ta có lá rất dài có lá dài đến 40 – 50 cm, độ dày của lá mỏng hơn hơn và có độ rộng lớn hơn. Còn sóc lào thì lá rất dày độ dài ngắn chỉ khoảng 20 – 30 cm.
Về hoa: Phong lan sóc lào có dải hoa ngắn hơn, Màu sắc đậm tím hơn sóc ta. Sóc ta có dải hoa dài có dải dài tới 50, 60 cm, và rất sai hoa, nhìn từ xa loài hoa này giống như những đuôi chồn vì vậy mà người ta vẫn thường gọi náo là lan đuôi chồn.
Cách nhân giống và ghép phong lan sóc
-
Nhân giống
Để có một giò lan Sóc này chúng ta thường mua từ những cây lan được khai thác từ rừng vế và thuần hóa chúng trở thành lan nhà hoặc đợi nó đẻ. Nhưng với những dòng lan đơn thân thì việc nhân tại nhà rất mất thời gian vì khả năng sinh sản chậm.
-
Cách ghép
Đây là dòng lan không khó chọn về mặt giá thể. Vì vậy chúng ta chỉ cần chọn những loại giã thể không dễ mục nát trong thời tiết ẩm mốc, có độ bền cao và nếu người chơi muốn chơi cả về giã thể có thể chọn mua các loại gỗ lũa để trông đẹp hơn. Còn đối với như nhà vườn chúng tôi thì để tiện cho việc di chuyển chúng tôi lựa chọn ghép vào các chậu nhựa.
Sau khi chọn mua những kg Sóc không bị gãy ngọn, dập nát chúng ta tiến hành treo ngược khoảng 3 ngày cắt nước sau đó bắt đầu cho vào giã thể. Đối với ghép lên gỗ thì nên cho những cây to xuống dưới nhỏ lên trên để các cây to không che hết ánh nắng của những cây nhỏ giúp cả giò lan phát triển đồng đều, đẹp mắt.
Sau khi ghép xong chúng ta tiến hành tưới kích rễ cho cây để cây ra rễ ổn định trong thời gian này cây rất dễ bị rụng lá, thối do chưa quen với môi trường mới. Khi cây ra rễ mới thì lúc đó cây mới ổn định và phát triển tốt. Để tiện cho việc chăm sóc chúng ta nên mua những cây đã thuần sẽ không bị rụng lá và ổn định hơn.
Cách trồng và chăm sóc phong lan sóc
Để lan sóc cho hoa đúng mùa và có những dài hoa dài đẹp thì cần phải chăm sóc cây khỏe mạnh, đảm bảo các yếu tố dưới đây
-
Về nhiệt độ và độ ẩm
Loài lan này là một loại lan ưa khí hậu mát, Nhiệt độ tốt nhất để cây sinh sống và phát triển là từ 24 – 30*C. Hoa lan sóc chịu lạnh khá tốt, tuy nhiên khi nhiệt độ xuống quá thấp dưới 5*C thì sự phát triển của cây cũng bị hạn chế. Vậy nên vào mùa đông ở những vùng núi cao của nước ta như ở Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái chúng ta phải đặc biệt chú ý đến cây, tránh cây bị sương muối. Khi nhiệt độ xuống thấp, sương muối nhiều cần chuyển cây đến một vị trí có mái che để tránh cây bị bệnh
Hoa lan sóc ưa độ ẩm cao phải từ 50 – 60%. Chính vì thế cách chăm sóc lan sóc là phải thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho hoa. Cách chăm sóc hoa phong lan sóc bằng cách tưới nước thường xuyên, hành ngày và cần chú ý với những ngày hè nắng gắt cũng như những ngày mùa đông hanh khô bạn nên tưới cho cây từ 2 đến 3 lần. Các nhà vườn thường tưới 4 đến 5 lần cho cây là cách tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì bạn vẫn cần tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển.
-
Độ thoáng và ánh sáng
Phong lan sóc ưa sáng bình thường và cần phải thoáng gió. Cách chăm cho hoa phong lan sóc là bạn nên chọn chỗ thiên thời địa lợi nhất trong vườn hoa để treo những chậu hoa phong lan sóc. Điều này tại điều kiện cho cây phát triển tốt nhất mà không bị bệnh tật. Không nên che bịt chậu lan quá kín mà nên để thông thoáng .
Ánh sáng cũng là một yếu tố tác động đến lan sóc khá nhiều do thiếu ánh sáng quá cây sẽ rất dễ bị bệnh thối nhũn nhưng nếu để nắng quá mà không che chắn thì cây sẽ bị cháy là không phát triển được. Ánh sáng vừa đủ nhất cho sự phát triển của cây là khoảng 70%
-
Phân bón và thuốc trừ sâu
Để bảo vệ hoa lan sóc tốt nhất, bạn nên phun thuốc chống nấm thường xuyên khoảng 1 lần/ tháng và đặc biệt khi thay đổi thời tiết, mưa nhiều cũng là thời kỳ thuận lợi cho bệnh phát triển, để tránh điều này chúng ta sẽ dùng rezomin để phòng tránh thối cho cây.
Ngoài ra một bệnh nữa mà lan sóc hay mắc phải là bị ruồi vàng châm gây bệnh cho lá. Để tránh điều này bạn cần sử dụng dung dịch thuốc đặc trị ruồi vàng đẻ bắt chúng tránh gây hại cho cây.
Còn đối với phân bón thì không cần sử dụng quá nhiều phân bón, chỉ cần một lượng vừa đủ đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất. Chăm sóc lan sóc không cần tốn quá nhiều công sức hay đầu tư vào phân bón hay thuốc trừ sâu mà là ở chính đôi bàn tay nghệ nhân khéo léo chả bạn.
Vy’s Farm rất vui vì được chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến hoa lan sóc ta. Bạn đừng quên lưu lại những thông tin này để áp dụng khi cần thiết nhé.