Hoa lan Huệ được yêu thích bởi chúng có hình dáng đẹp cùng màu sắc đa dạng. đặc biệt là loại lan Huệ rất dễ trồng và chăm sóc, không yêu cầu quá cao về điều kiện sinh trưởng, phát triển. Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ nói thêm về loại hoa lan này để bạn có cách chăm sóc phù hợp nhất. Bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Đặc điểm của cây lan
Củ của cây lan Huệ có hình dáng giống với củ hành tây, củ được tạo thành từ những dạng bẹ hành cong bao quanh thành nhiều lớp. các lớp vỏ bọc của hoa lan đều mọng nước. Lan Huệ là dạng cây có rễ chùm và có rễ phụ xung quanh, kích thước các rễ không có sự chênh lệch quá lớn.
Hoa lan thuộc dạng cây thân đứng, thân mọc lên từ củ và có màu xanh đặc trưng. Thông thường, chiều cao của thân cây từ 40 – 70cm. bề mặt thân cây có các sọc dọc mờ chạy thẳng từ trên xuống dưới, thân toa khỏe, có độ cứng.
Lá của cây hoa lan có màu xanh, thuôn nhọn ở đầu và tương đối dài.
Trong tự nhiên hiện nay giống hoa lan nàycó nhiều màu sắc khác nhau như: Cam, đỏ, vàng, trắng, hồng…Nhờ công nghệ lai tạo giống, hoa lan Huệ hiện nay còn có những màu sắc được pha trộn với nhau trên cùng một bông hoa rất đẹp mắt.
Hoa lan thường mọc thành cụm từ 3 – 4 hoa tạo thành một khối gần giống như hình cầu. Cây lan nở xòa với hình dáng giống như hoa loa kèn, cuống hoa mọc từ nách lá, tương đối dài.
Đặc điểm sinh thái của cây lan
Nói đến đặc điểm sinh thái của hoa lan Huệ, có những nét nổi bật như:
- Loại hoa lan này ưa điều kiện ánh nắng trung bình. Cây sinh trường và phát triển tốt khi sống ở môi trường có ánh nắng từ 50 – 60%.
- Môi trường đất giúp hoa lan phát triển mạnh mẽ cần đảm bảo có khả năng thoát nước tốt. Đồng thời đất trồng lan phải đảm bảo độ tơi xốp, có độ ẩm từ 60 – 70%.
- Hoa lan thường nở vào mùa xuân – hè.
- Hoa lan có thể sinh trưởng tốt cả trong môi trường đất hay trong nước.
- Cây hoa lan gây ấn tượng với người trồng bởi chúng có nhiều phương pháp nhân giống khác nhau. Tuy nhiên phương pháp nhân giống được áp dụng nhiều nhất vẫn là tách cây con từ củ của cây mẹ.
Cách trồng hoa lan bằng củ
Điều đầu tiên khi muốn trồng hoa lan đó là chọn của lan mẹ để lấy cây giống và tách ra khỏi củ. Để cây con khỏe mạnh, có khả năng sinh trưởng tốt thì khi chọn củ giống. Bạn cần chú ý chọn những củ không bị bệnh, không hư thối, to và đang có dấu hiệu sinh trưởng tốt.
Chọn đất trồng hoa lan Huệ: Đất trồng hoa cần đảm bảo có độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt và độ ẩm trung bình.
Chọn chậu trồng hoa lan Huệ cần chú ý đến những yếu tố như: Chậu có kích thước phù hợp với củ, đảm bảo đủ không gia cho củ hoa sinh trưởng và phát triển.
Tiếp đến bạn đặt củ hoa lan vào bên trong chậu đã trộn sẵn hỗn hợp đất cùng tro, trấu…Lưu ý, khi lấp đất lên củ hoa lan cần để lộ ra 1/3 củ để tạo điều kiện cho mầm cây phát triển.
Tiếp đến bạn đặt chậu cây ở nơi thoáng mát và không cần cung cấp quá nhiều nước tưới. Mỗi tuần bạn duy trì tưới cho cây 1 lần là đủ.
Tiếp tục, bạn cần thường xuyên quan sát quá trình mọc của củ. Nếu sau khoảng 3 tuần đầu lá mọc nhú ra khỏi củ thì bạn tiến hành bổ sung phân bón để tăng sức khỏe cho cây. Giai đoạn này bạn cũng nên đặt cây ra nơi có ánh nắng để cây có đủ điều kiện phát triển thân lá, chuẩn bị cho đợt ra hoa đầu tiên.
Cách chăm sóc cây lan
-
Nước
Nếu như bạn trồng hoa lan Huệ với hình thức thủy canh, mỗi tuần bạn nên thay nước 1 lần và cho phân bón hòa loãng bên trong nước để bổ sung dưỡng chất cho cây.
Nếu như bạn trồng củ hoa lan Huệ trực tiếp xuống đất. Bạn chỉ nên duy trì độ ẩm cần thiết cho cây vì khả năng chịu ngập úng của cây rất kém.
-
Ánh sáng
Hoa lan Huệ là một loại cây ưa sáng nhưng vẫn có khả năng sống nửa bóng. Tuy nhiên ánh sáng gây ảnh hưởng rất lớn để hình thái của hoa.
- Lượng ánh sáng tiếp xúc với cây quá nhiều sẽ làm cây có vòi hoa, lá ngắn.
- Trái lại, nếu lượng ánh sáng tiếp xúc với cây quá yếu thì lá cây sẽ dài hơn.
Khi bạn trồng cây hoa lan Huệ trong nhà, bạn cần chú ý đến việc mang cây ra ánh nắng 2 – 3 lần 1 tuần. Mỗi lần cho cây tắm nắng từ 3 – 4 giờ, thời điểm cho cây phơi nắng lý tưởng nhất và vào buổi sáng.
-
Phân bón
Nguồn cung cấp dưỡng chất cho hoa lan Huệ có thể là phân kali, phân bón hữu cơ phân bón lá. Liều lượng bón phân tùy theo giai đoạn phát triển của cây. Thời điểm bón phân nên ưu tiên theo mùa trong năm.
-
Sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây lan huệ
Hoa lan Huệ là loại cây có sức sống mạnh mẽ, kháng bệnh cao nên không bị sâu bệnh hại tấn công nhiều. Những loại sâu bệnh hại dễ tấn công hoa lan nhất đó là: Nhện đỏ cào cào, rệp, sâu ăn lá…
Những căn bệnh thường thấy xuất hiện trên cây hoa lan đó là: Thối nhũn lá, thối củ,…Với tình trạng bệnh này, cách khắc phục tốt nhất chính là điều chỉnh lượng nước cung cấp cho cây cách hợp lý.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hoa lan Huệ. Rất mong rằng qau bài viết này bạ sẽ không còn gặp những vấn đề khó khăn khi trồng và chăm sóc hoa lan. Chúc bạn thành công, đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin khác về hoa lan nhé.