Ý nghĩa hoa hoàng lan là gì? Từ lâu từng có một loài cây không hoa không sắc than khóc cho cuộc đời mình – cây hoàng lan. Tuy nhiên, nhân hậu là đức tín không những cần ở con người, mà ông trời còn xét ở các loài cây cỏ. Hoàng lan tốt bụng, thuần phát đã được ban thưởng xứng đáng.
Đặc điểm hoàng lan
Hoàng lan hay ngọc lan tây, y lan công chúa (danh pháp hai phần: Cananga odorata), là một loài cây thân gỗ trong Chi Công chúa (Cananga). Loài cây này có thể có độ cao trung bình khoảng 12 m, phát triển tối đa khi được trồng tại nơi có nhiều nắng, và nó ưa thích các loại đất chua tại khu vực nguồn gốc của nó là các rừng mưa.
Vỏ cây màu xám trắng; nhánh ngang hay thòng, mang lá song đính, không lông. Lá của nó dài, trơn và bóng loáng. Hoa có màu vàng ánh lục hoặc hồng, quăn như sao biển, và có tinh dầu có mùi thơm rất mạnh, nở từ tháng 11 đến tháng 12. Mỗi hoa cho ra một chùm quả, mỗi chùm quả chứa 10 – 12 hạt, giống như hạt na.
Tên gọi ylang-ylang có nguồn gốc từ tiếng Tagalog ilang-ilang, có nghĩa là “hoa của các loài hoa” mà không phải là để nói bóng gió tới mùi thơm dễ chịu của hoa hoàng lan.
Mùi thơm của hoa hoàng lan vừa nồng và đậm với các dấu vết của hoa cây cao su và món sữa trứng, đồng thời lại rực rõ với dấu vết của hoa nhài và tinh dầu cam đắng (Citrus aurantium thứ amara hay Bigaradia). Tinh dầu hoa hoàng lan thu được bằng cách chưng cất nhờ hơi nước và tách ra thành các cấp khác nhau (extra; 1; 2; 3) tương ứng với việc chưng cất vào khi nào. Thành phần chính tạo ra mùi thơm của hoàng lan là mêtyl anthranilat.
Ứng dụng của hoàng lan
inh dầu hoàng lan được dùng trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm, người ta tin rằng nó có thể làm giảm huyết áp cao, điều tiết các chất bã nhờn đối với các vấn đề về da, và cho rằng nó có tác dụng kích thích tình dục. Tinh dầu hoàng lan cũng được dùng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất nước hoa theo phong cách phương Đông. Mùi hoàng lan pha trộn khá tốt với phần lớn các loại mùi cây cỏ, hoa quả và gỗ. Tại Indonesia, hoa hoàng lan được rải trên giường cưới của các đôi tân hôn. Tinh dầu hoàng lan chiếm tới 29% xuất khẩu hàng năm của Comoros (số liệu năm 1998).
Ý nghĩa hoàng lan
Truyền thuyết về cây hoa hoàng lan
Ngày xưa, khi các nữ thần tiến hành việc lựa chọn loại cây nào xứng đáng để được ban phước có những bông hoa, một số loài cây may mắn được lựa chọn như cây sứ, cây cây so đũa, cây xoài… Nhưng trong số đó lại có một loài cây không may mắn không được ban phước, trong số đó có hoàng lan.
Điều này khiến hoàng lan rất buồn, hoàng lan cũng muốn có những bông hoa xinh đẹp cho riêng mình. Và hoàng lan càng buồn hơn khi nó nghe trộm được những người bạn gần đó tự hào nói về những bông hoa đẹp đẽ của mình. Đây cũng là lúc những loài cây xung quanh hoàng lan trở nên kiêu ngạo, vì chúng tin rằng mình đẹp hơn những cây còn lại.
oàng lan tiếp tục nghe trộm câu chuyện của các cây đó. Họ nói với nhau rằng: “Những loại cây không có hoa nên được dùng để làm nhà hoặc làm củi thay thế cho những loài cây ra hoa. Điều đó sẽ rất hữu ích!”. Vì câu nói này mà cây hoang lan đã than khóc khi đêm xuốn, nhưng không ai nghe thấy tiếng nức nở của nó, nhất là những người hàng xóm thích khoe khoang.
Rồi một ngày trời bỗng dưng đổ mưa. Dường như một cơn bão đang trên đường ghé qua nơi đây. Khi này tất cả những cây hoa đều đã chuẩn bị để đón chào cơn bão mà chúng luôn mong đợi. Lúc cơn bão ập đến các loài cây cối đã bám chặt trên mặt đất và hoa quả chúng bấu vào thân cây, nên những bông hoa quý giá đã không bị gió và mưa cuốn trôi. Nhưng hoàng lan không quan tâm lắm vì nó không có bông hoa nào cả.
Và trong lúc cơn mưa tiếp tục đổ xuống, có hai con sâu xám đang tìm nơi trú ẩn trước sự khắc nghiệt của thời tiết. Cả hai con con sâu này đều đã hỏi xin những cái cây giúp đỡ. Nhưng tất cả đều từ chối, đặc biệt là những cây hoa.
Chúng trả lời rằng: “Hai người chắc chắn sẽ ăn sạch lá và cả những bông hoa xinh đẹp của chúng tôi nữa”.
Nhưng khi hoàng lan biết tình cảnh của hai con sâu, nó đã gọi to lên rằng: “Này, tại sao hai người không trú ẩn bên trong thân cây của tôi này? Nó sẽ khiến cho bạn thoải mái và bạn cũng có thể tự do ăn lá của tôi nếu như bạn muốn”. Hoàng lan nghĩ rằng mạng sống của hai con sâu là điều quan trọng hơn lá và thân cây không hoa như nó.
Vài ngày sau cơn bão mới chấm dứt. Tất cả các loại cây đều vui mừng và hạnh phúc khi Mặt Trời ló dạng. Riêng hoàng lan thì đang kiểm tra thân cây của mình và tìm kiếm những người bạn mới của nó. Nhưng hoàng lan cảm thấy rất buồn, vì những con sâu đã không còn trên thân cây nữa. Có lẽ chúng đã bị gió cuốn đi.
Tuy nhiên, đây cũng là lúc mà những loài cây khác nhìn thấy thứ kỳ lạ bám trên thân hoàng lan, với vẻ ngoài giống như những bông hoa.
Than ôi! Nó chính là bạn của hoàng lan. Hóa ra trong cơn bão hai con sâu xám đã biến thành những con bướm xinh đẹp.
Hành động tốt đẹp của hoàng lan đã đến tai các nữ thần. Do đó họ đến thăm hoàng lan và mang đến tin vui cho loài cây tốt bụng này, đó chính là một phần thưởng xứng đáng vì nó đã giúp đỡ người khác mà không nghĩ đến bản thân mình.
Các nữ thần nói rằng: “Hoàng lan, từ bây giờ ngươi sẽ sở hữu những bông hoa giống như đối cánh của những con bướm mà ngươi đã che chở!”.
Nhưng không chỉ vậy, những bông hoa của cây hoàng lan còn sở hữu mùi hương ngào ngạt lan tỏa khắp khu rừng.
Điều này đã khiến cho hoàng lan vô cùng hạnh phúc. Kể từ đó trở đi, hoàng lan luôn trổ những bông hoa thơm ngát được mọi người ngưỡng mộ và đánh giá cao. Đó là lý do mà hoàng lan còn được gọi là “hoa của các loài hoa”.
Hình ảnh hoa hoàng lan trong văn học Việt Nam
Hoàng lan tạo ra nhiều cảm xúc, là đề tài sáng tác cho giới văn nghệ sĩ. Nhà văn Thạch Lam trong tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan”, đã viết về một mối tình chớm nở giữa chàng thanh niên trẻ và cô bạn láng giềng, với kỷ niệm cùng nhặt hoa hoàng lan rơi trong sân vườn và cùng trưởng thành.
Khi đi xa hay trở về vườn cũ, chàng vẫn nhớ Cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ xuống… Đêm khuya, khi trăng lên, đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương, mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió… Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương. Hoặc như nhạc sĩ Trần Long Ẩn trong bài hát “Đêm thành phố đầy sao” có viết Vườn nhà em cây hoàng lan bát ngát hương tỏa bay…. Hoặc như nhạc sĩ Phú Quang trong “Em ơi, Hà Nội phố” có câu Ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa….