Cây hoa hồng luôn chiếm nhiều diện tích trong khu vườn nên nhiều bạn đọc sẽ lựa chọn trồng trong chậu mini để dễ dàng chăm bón và lựa chọn vị trí cho cây, cho dù là sảnh, ban công hay để bàn. Chăm hoa hồng trong chậu sẽ giúp bạn điều chỉnh phù hợp độ ẩm cũng như ánh sáng cho cây sinh trưởng. Đôi lúc đất ngoài vườn sẽ không đạt chất lượng để cho cây khỏe mạnh và lựa chọn những chậu hoa hồng nhỏ là cách để tiết kiệm công sức cải tạo đất nhanh nhất.
Chọn loài hoa hồng phù hợp để trồng trong chậu
Không phải loài hoa hồng nào cũng thích hợp để trồng trong chậu. Một số loài cần giàn treo và cột đỡ vì thuộc giống hồng leo. Hồng leo là lựa chọn khá dở để trồng chậu vì cây đâm chồi cành lá rất lộn xộn. Dòng hồng xuân (Grandiflora) lại phát triển chiều cao mạnh mẽ với bộ rễ cắm sâu, nếu trồng chậu thì khả năng cây sớm bị chùn rễ. Tương tự như hồng bụi, hồng lai hay hồng cổ đều cần không gian sinh trưởng rộng sẽ không phù hợp để trồng trong chậu.
Duy nhất chỉ có 4 loài hồng phù hợp để trồng chậu tại nhà:
- Hồng nấm lùn: Cây cao không quá 40 cm và trông rất bắt mắt khi tỏa tròn như mũ nấm. Cây có thể xếp thành vòng tròn để trang trí cây to hơn.
- Hồng miniature: Rất hợp lí để trang trí ô cửa sổ hay để bàn. Hồng miniature kích cỡ nhỏ thường mọc thành khóm trong tự nhiên có thể trồng vừa vặn trong những chậu hoa hồng mini tại nhà.
- Hồng Patio: Nếu bạn cần kích cỡ to hơn dạng miniature nhưng vẫn phải vừa vặn những chậu cây cỡ trung bình tới lớn, hồng Patio sẽ rất phù hợp. Cây thuộc chi bụi cỡ lớn floribunda nhưng thế hệ lại cho ra dòng có kích thước bé hơn.
- Hồng thơm Polyantha: Một loại hồng mini khác mọc theo cụm với thân cây lùn. Tuy nhiên cần lưu ý để tránh mua nhầm phải loại Polyantha leo.
Chuẩn bị đất trồng và chọn kích cỡ chậu
Bước chọn kích cỡ chậu sẽ quyết định số lượng bông hồng của cây trong châu đó. Chậu càng to, lượng dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng tổng thể của cây sẽ tăng lên qua đó ta có thể giữ lại nhiều bông trên cây hơn thông qua việc cắt tỉa ( Cắt tỉa bớt bông để cây dồn năng lượng cho những bông còn lại – sẽ nở to và đẹp hơn).
Chậu hoa hồng mini có thể sẽ không mini cho lắm. Các chuyên gia cho rằng đường kính châu phải đạt ít nhất 40 cm và nếu đúng như vậy sẽ khiến nhiều người thất vọng. Một chậu cây to như vậy thì sẽ không để bàn được. Nhưng bạn vẫn có thể trồng hồng nấm lùn, miniature và polyantha trong những chậu có kích cỡ nhỏ hơn nếu giới hạn số lượng bông và căt tỉa hợp lý.
Tưới nước hàng ngày
Cách tưới nước cho chậu hoa hồng mini phải đảm bảo nước không thoát qua lỗ thoát dưới đáy dù chỉ 1 giọt để chống sói mòn dinh dưỡng. Tưới vừa đủ để cho nước chỉ làm ẩm đất chứ không phải làm ướt đất. Nếu tưới mà làm nước chảy qua lỗ thoát, hãy cắt giảm lượng nước tưới ngay.
Không nên tưới từ 10 h sáng đến 6 h chiều trong ngày vì đây là thời điểm nhiệt độ lên cao nhất. Nước trong đất sẽ bị bốc hơi nhanh chóng.
Không nên tưới lên mặt lá và thân cây, điều này sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn tấn công.
Tưới nhỏ giọt là cách tốt nhất để tưới nước cho chậu hoa hồng mini. Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cấp nước trực tiếp tại gốc thay vì phun ướt mặt lá.
Chăm bón hoa hồng trồng chậu và kỹ thuật bón phân
Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu khó nhất là bón phân. Cây nhanh chóng sử dụng hết tất cả dinh dưỡng trong đất. Hoa hồng trồng trong chậu sẽ làm bạn phải bón phân liên tục hàng tuần nếu như bạn muốn cây sinh trưởng nhanh và hoa nở rộ. Sử dụng phân bón 10-10-10 NPK hay các loại phân bón cân bằng khác đều tốt cho cây.
Một số phân bón được quảnh cáo “dành cho hoa hồng” sẽ có thêm các chất kháng nấm và bệnh. Vào mùa xuân, người trồng kinh nghiệm thường rải 1 thìa muối Epsom để cấp magiê cho cây xanh lá để chậu cây nhìn đẹp tổng thể.
Sử dụng phân bón cẩn thận theo chỉ dẫn với liều lượng chính xác, tránh lạm dụng dẫn đến cháy rễ. Tuyệt đối không được phun phân bón loãng lên lá nếu chỉ dẫn không nói tới việc này.
Cắt tỉa thường xuyên
Việc cắt tỉa thường xuyên rất quan trọng để đảm bảo bộ rễ trong chậu gánh vác được chức năng nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể của cây. Cây đâm chồi theo các hướng nhưng bộ rễ thì bị bó buộc trong chậu, dinh dưỡng cũng bị giới hạn. Hãy cắt tỉa cành lá, loại bớt nụ để kích thước cây tỉ lệ với chậu cho đẹp nhất.
Bệnh thường gặp với hoa hồng trồng chậu
Rệp vừng là côn trùng gây hại thường thấy trên cây hoa hồng cả ngoài vườn lần trồng chậu. Rệp vừng hút nhựa làm cho bộ phận cây bị héo. Đối với hoa hồng chậu mini thì bạn nên bắt rệp vừng bằng tay ngay khi thấy chúng. Bạn cũng có thể giã tỏi, ớt, gừng hòa với nước để làm thuốc diệt sâu bọ sinh học an toàn phun lên cây nếu số lượng rệp vừng tấn công dày đặc.
Thay chậu định kì
Bắt buộc phải thay chậu cho cây sau 2 – 3 năm trừ khi bạn trồng mới nhiều cây và không muốn quan tâm tới những cây già hơn. Khi bón phân hóa học liên tục, đất trong chậu sẽ có độc tính do muối tích tụ lại sẽ giết chết cây. Khi thay chậu bạn cần rửa trôi hết lớp đất cũ bám trên rễ. Công việc tương đối khó khăn vì bộ rễ sẽ bị tổn thương ít nhiều, không thể tránh được. Khi chuyển qua chậu mới, cây cần có thời gian phục hồi bộ rễ nên bắt buộc phải tối giản các bộ phận của cây. Cắt tỉa bớt lá và cành để giảm tải cho bộ rễ, thậm chí phải cắt trụi hết lá và chỉ để lại lá non để chắc chắn cây sống sót.
Trên đây là thông tin về cách trồng chậu hoa hồng nhỏ làm tiểu cảnh mà Vy’s Farm muốn chia sẻ đến bạn. Bạn có thể lưu lại thông tin để thuận tiện cho việc áp dụng khi cầm thiết.