Hồng đào cổ là giống hoa được ưa chuộng trồng để trang trí nhà cửa. Là loài cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Nếu như bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc hoa hồng đào cổ, bạn đừng vội lướt qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Hồng đào cổ là gì?
Hoa hồng đào cổ nằm trong danh sách các giống hồng cổ của việt Nam. Hoa có nguồn gốc từ Châu Âu được du nhập vào nước ta từ nhiều năm trước. Cây hồng cổ được ghi nhận xuất hiện tại một số tỉnh miền Bắc.
– Là giống hồng bụi, thân gỗ, sinh trưởng và phát triển khá tốt, ít bị sâu bệnh. Cây có nhiều cành, gốc cây màu xanh rêu đậm. Thân màu xanh đậm và rất nhiều gai. Loài hồng cổ này có chiều cao trung bình là 1,5 – 3,5m, đường kính tán khoảng 1,5 – 3m.
– Lá màu xanh đậm hơi nhọn, có răng cưa dày, lá ngắn và nhỏ. Mỗi cành gồm 3 lá chét.
– Hoa có cánh kép, cánh hoa nhỏ và rất mỏng, số lượng cánh từ 25 – 35 cánh. Mùa hè kích thước hoa nhỏ hơn mùa đông. Cây cho bông màu hồng phấn và màu của nó phụ thuộc vào ánh sáng, nhiệt độ.
– Bông có hương thơm cổ điển, dịu dàng quyến rũ. Độ lặp hoa tốt, sai hoa và ra hoa liên tục. Hoa nở tới khi tàn là từ 3 – 5 ngày tùy vào thời tiết có đẹp hay không.
Ý nghĩa của hoa hồng đào
Hoa hồng đào biểu tượng cho tình cảm chân thành, thân thiết, gắn kết với nhau. Là một món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng cho người thân, bạn bè xung quanh.
Hoa còn tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng của người con gái Á Đông. Vì thế hoa làm cho không gian xung quanh trở nên xinh đẹp và duyên dáng hơn.
Cách trồng và chăm sóc đúng chuẩn
-
Kỹ thuật trồng
Cây ham loại đất thịt pha cát. Cây sinh trưởng tốt hay khong phụ thuộc khá nhiều yếu tố. Dùng các loại phân chuồng ủ hoa sẽ rất phù hợp. Cho giá thể đã trộn vào ½ chậu, cho cây vào và phụ thêm giá thể vào xung quanh. Mới trồng bộ rễ chưa phát triển vì thế hạn chế cho cây tiếp xúc với nắng gắt. Sau 7 – 10 ngày cho cây ra nơi thoáng nắng và bắt đầu bón phân.
-
Mẹo chăm sóc
– Nước tưới: Cây được trồng trực tiếp lên đất sẽ có lượng nước khác với cây trồng chậu. Tưới đẫm nước nhưng căn giờ. Tầm sáng sớm hoặc chiều mượn cho cây “uống nước” là đẹp. Tưới quá muộn tạo điều kiện sâu bệnh, nấm phát triển.
– Bón phân: Nên bón phân sau khi cắt tỉa cành để kích thích cây bật lộc. Khi cây đang nụ và hoa không nên bón phân vì hoa sẽ nhanh nở nhanh tàn. Bón phân được pha loãng và tưới 7 – 10 ngày 1 lần.
– Thường xuyên bỏ đi cành héo, cành khô, hoa tàn, lá vàng, lá úa. Khi cây được bấm tỉa giúp các mầm mới mọc lên và cho vụ hoa khác.
– Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để phòng trừ kịp thời. Mỗi loài sâu bệnh hại sẽ có loại thuốc đặc trị khác nhau nên dễ dàng phòng trừ triệt để.
Nội dung bài viết này chính là mẹo để chăm sóc hoa hồng đào cổ mà Vy’s Farm muốn gửi đến bạn. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cho mình phương pháp trồng và chăm sóc hoa hồng đào cổ thích hợp nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.