Chào mừng bạn đến với Vy’s Farm. Hãy cùng tìm hiểu bài viết Phân loại cây vạn niên tùng và Kỹ thuật chăm sóc hiệu quả chi tiết phía dưới nhé.
Chắc chắn bạn đã từng nghe và biết đến vạn niên tùng – Loại cây cảnh có nguồn gốc từ nước ngoài và được người Việt rất yêu thích. Nếu bạn đang quan tâm và muốn tìm hiểu loại cây này hãy xem ngay bài viết từ Vy’s Farm về cách phân loại cây vạn niên tùng và cách chăm sóc.
Hình 1: Phân loại vạn niên tùng và cách chăm sóc
Cây vạn niên tùng là gì
Cây vạn niên tùng còn có các tên gọi khác như: Sam đất, sam la hán hay tùng la hán … Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Hoa. Chúng được biết đến là một loại thông có hạt nằm trên đế mập trông tựa như một bức tượng la hán (cùng với đó là quả của loại cây cũng rất giống tượng La Hán) nên cây có cái tên là Vạn niên tùng
Cây Vạn niên tùng có đặc điểm sống bền bỉ đạt tới hàng trăm năm, nên theo quan niệm của người Nhật, tùng la hán còn có ý nghĩa thuộc dòng cây linh khí, có tác dụng trừ tà, cản gió độc, đem đến sự bình an cho gia chủ.
Không chỉ có vậy, còn tượng trưng cho chữ Thọ nên mang ý nghĩa thể hiện cho sức khỏe, sự trường tồn vĩnh cửu. Đây cũng chính là lý do khiến loài cây này thường được dùng để làm cây trang trí trong nhà, làm quà tặng dịp lễ tết, mừng thọ với ý nghĩa gia chủ luôn được may mắn, thịnh vượng và bình an.
Phân loại vạn niên tùng
Để phân loại vạn niên tùng, giới chuyên gia cây cảnh căn cứ vào kiểu dáng và mục đích sử dụng. Cụ thể đó là:
Vạn niên tùng bonsai
Hiện nay, vạn niên tùng bonsai được ưa chuộng hơn cả nhờ cách trồng, chăm sóc và tạo dáng rất kỳ công đem lại vẻ đẹp cũng như ý nghĩa cho gia chủ. Nếu để ý, bonsai có nguồn gốc của Nhật trên thị trường chủ yếu chiếm khá nhiều là Vạn niên tùng.
Hình 2: Vạn niên tùng Bonsai
Chúng được người trồng chăm chút từ hạt rồi chăm bẵm, nuôi nấng và uốn, tạo dáng thành những thế đẹp mắt.
Bonsai Vạn niên tùng hiện nay thường có nhiều loại, kích cỡ khác nhau, tạo dáng khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của loại bonsai này là vẻ phong trần, cuốn hút với đặc điểm riêng mà chỉ có vạn niên tùng mới có được. Các loại bonsai được ưa thích chủ yếu là cây được tạo thành các dáng như: thác đổ, dáng trực, dáng hoành, vũ trụ… với những ý nghĩa riêng.
Làm cây cảnh sân vườn
Với loại Vạn niên tùng để làm cây cảnh sân vườn thì thường được lựa chọn để phù hợp với các kiểu sân vườn mang phong cách Nhật hoặc cổ điển. Loại cây này sẽ được trồng trong các khuôn viên, sân vườn, tiểu cảnh. Dáng Vạn niên tùng loại này thường được chọn là thế dáng tự nhiên, làm đẹp cho khu vườn.
Vạn niên tùng làm cây cảnh cũng rất được ưa chuộng để đặt tại các sân đình, chùa, miếu. Đa phần khi được đặt ở đây, vạn niên tùng sẽ được trồng trong các chậu lớn hoặc trồng trong khuôn viên bởi ý nghĩa của nó là mang lại linh khí đặc biệt nên rất được coi trọng khi lựa chọn vị trí đặt.
Hình 3: Vạn niên tùng làm cây cảnh trong sân vườn mang phong cách Nhật
Cây xanh đô thị
Vạn niên tùng cỡ đại là loại được sử dụng để cây xanh đô thị. Đây là loại cây dễ chế tác, tạo được nhiều thế đẹp vì vậy thường được bày tại các đoạn đường quan trọng để trang trí, làm đẹp đường phố hay bày tại các tiền sảnh lớn. Những loại Vạn niên tùng cỡ đại còn được trồng ở sân vườn các khuôn viên khách sạn cao cấp, khu resort, khu nghỉ dưỡng bởi nó mang đến không gian đẹp, quý phái cho khuôn viên trưng bày.
Hình 4: Tùng Lan Hán làm cây xanh đô thị
Cách chăm sóc vạn niên tùng
Vạn niên tùng với nhiều ý nghĩa đặc biệt nên thường được người trồng rất chú trọng và quan tâm. Đối với cách chăm sóc, bạn cần nắm được những yêu cầu quan trọng sau để đảm bảo Vạn niên tùng luôn phát triển tốt:
Ánh sáng
Vạn niên tùng là cây ưa ánh sáng, thích cường độ ánh sáng mạnh nhưng vẫn có thể thích nghi được với môi trường bóng râm. Vì vậy nên trồng loại cây này ở các tiền sảnh lớn, trong môi trường tự nhiên có nguồn ánh sáng biên độ lớn để có thể phát triển tốt, dáng dấp phong trần. Hạn chế để ở môi trường bóng râm quá lâu sẽ khiến cây dễ bị yếu cành, lá không được xanh tốt, tán thưa.
Nhiệt độ
Vạn niên tùng với đặc điểm có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt nóng lạnh. Tuy nhiên, với nhiệt độ ấm cây sẽ phát triển tốt nhất. Đặc biệt là nhiệt độ nóng ẩm từ 18-25oC. Bởi vậy, khi vào mùa đông người trồng sẽ dễ dàng nhận thấy Vạn niên tùng cằn cỗi hơn nhưng vẫn phát triển được.
Độ ẩm
Cây Vạn niên tùng chịu hạn tốt nhưng vẫn phải đảm bảo thường xuyên tưới nước cho cây. Tùy kích cỡ của từng cây mà bạn cần phải ước lượng lượng nước tưới trong tuần. Việc tưới nước được khuyên chỉ cần đảm bảo độ ẩm chứ không nhất thiết ngày nào cũng tưới. Có như vậy , Vạn niên tùng mới có thể phát triển xanh bóng và lá không bị rụng.
Đất trồng
Với loại đất có thành phần cơ giới nhẹ sẽ là phù hợp với Vạn niên tùng . Với kinh nghiệm dày dặn, SGL – Saigon Landscape cho bạn lời khuyên khi trồng loại cây này hãy lấy đất bùn dưới ao rồi phơi khô, đập nhỏ để trồng. Chọn loại đất tơi một chút. Chú ý trong quá trình chăm sóc, không nên để đất quá khô nhưng cũng tránh quá ẩm.
Hình 5: Cách chăm sóc Vạn niên tùng
Bón phân
Cây Vạn niên tùng thích nghi tốt ở môi trường cằn cỗi, khắc nghiệt để có một vóc dáng cân phong sương và cuốn hút.
Vì vậy, khi bón phân cho Vạn niên tùng, bạn cần chú ý: nên chủ yếu là bón phân đạm và chia ra làm nhiều lần trong năm, không nên quá nhiều phân một lúc.
Trong trường hợp cần chuyển chậu cũng cần phải đảm bảo dinh dưỡng hợp lý. Tốt nhất, bạn nên chọn đất trộn với phân hữu cơ đã hoai mục, với tỉ lệ 20-30% phân hữu cơ, 30% vỏ trấu, 40-50% xơ dừa là tốt nhất.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây Vạn niên tùng
Các loại bệnh mà Vạn niên tùng thường gặp có thể kể đến đó là: trùng vỏ cứng, đốm lá, rầy mềm, sâu vẽ bùa, rệp sáp đỏ, bệnh nhện đỏ… Vì vậy, trong quá trình chăm sóc, người trồng cần chú ý quan sát để có thể phát hiện bệnh, đặc biệt là thời tiết mùa hè để có thể phòng, chữa bệnh một cách kịp thời.
Trường hợp nếu phát hiện cây có sâu bệnh cần tiến hành phun bằng thuốc đặc trị theo sự hướng dẫn. Thậm chí phải ngắt hết lá đã có hiện tượng úa, có hiện tượng bị sâu phá hoại để tránh lây lan ra rộng hơn trên cây.
Trên đây là những thông tin cơ bản về việc phân loại Vạn niên tùng và cách chăm sóc loại cây này mà Tiểu Cảnh Mini đã thảo luận được từ anh Trần Triệu Vỹ, CEO SGL – Saigon Landscape công ty chuyên thiết kế cảnh quan sân vườn, thiết kế thi công hồ cá koi, hòn non bộ, cung cấp đèn đá nhật và tùng la hán nhật bản.
Bạn đạng theo dõi bài viết Kỹ thuật chăm sóc vạn niên tùng nếu có thắc mắc gì đừng quên để lại bình luận phía dưới để Vy có thể trả lời bạn sớm nhất nhé. Hãy theo dõi Vy’s Farm để nhận thêm nhiều bài viết hữu ích nữa nhé.