Các loại cây sâm rừng ở Việt Nam mang giá trị dinh dưỡng cao và lành tính. Mặc dù so với nhân sân Hàn Quốc, sâm rừng tuy ít được biết đến nhưng cũng được xếp vào hàng thượng đẳng, cực kỳ tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện nhiều bệnh. Dưới đây là một số loại sâm quý của Việt Nam và tác dụng đối với sức khỏe của các loại sâm này.
-
Sâm Ngọc Linh
-
Đặc điểm hình thái
Nói đến các loại sâm quý có nhiều tác dụng với sức khỏe của Việt Nam thì không thể không nói đến sâm ngọc linh. Sâm Ngọc Linh còn gọi là sâm trúc, sâm khu năm, củ ngải rọm con, cây thuốc giấu, sâm Việt Nam, được đánh giá là một trong những loại sâm tốt nhất trên thế giới, là dược liệu thượng đẳng. Sâm ngọc linh thường mọc ở nơi có độ cao trên 1.200m, được phát hiện nhiều nhất ở miền Trung của nước ta. Là cây sống lâu năm, cao khoảng 40 – 100cm, có màu xanh lục hoặc tím, đường kính thân khoảng 4mm. Sâm ngọc là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, mọc chủ yếu ở Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng.
-
Tác dụng của sâm ngọc linh
Giảm đau, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, có tác dụng tốt với khuẩn Streptococcus.
Có tác dụng giảm đau họng, làm dịu cơn ho, long đờm, hỗ trợ điều trị viêm phế quản, hen suyễn.
Chứa Majonoside – R2, có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, chống trầm cảm, giảm căng thẳng mệt mỏi
Bồi bổ cơ thể, giúp ngủ sâu giấc, tốt cho người cao tuổi, còi xương, thiếu máu, mới ốm dậy…
Làm chậm quá trình lão hóa, chống oxy hóa, ức chế hình thành MDA, làm đẹp da, chống bạc tóc
Bổ máu, chữa thiếu máu, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol trong máu, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ hệ thần kinh
Tăng cường chức năng gan, hỗ trợ đào thải độc tố trong gan, giải độc gan, chống xơ gan hiệu quả
Phòng chống ung thư, giảm đường huyết, chữa sốt rét, hỗ trợ phục hồi vết thương, hỗ trợ cầm máu vết thương…
-
Sâm đá
-
Đặc điểm hình thái
Sâm đá hay sâm xuyên đá, là một trong những loại sâm quý hiếm ở núi rừng Tây Bắc, được mệnh danh là bậc thầy của các loại sâm. Sâm Xuyên Đá thân mềm, dây nhỏ, ít lá, khá giống sâm cau, cây thường mọc men theo các rìa núi đá, dây khá dài nên rất khó khăn trong việc tìm gốc. Sâm đá có quả màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu vàng. Củ sâm dài, bám chắc vào đất, tuổi càng lớn thì củ càng to, có màu vàng nhẹ, mùi thơm, khá giống với mùi của sâm ngọc linh.
-
Công dụng
Một số tác dụng của cây sâm xuyên đá có thể kể đến như:
+ Giảm căng thẳng, mệt mỏi, bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, tỉnh táo, hoạt bát hơn
+ Hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phòng ngừa ung thư
+ Cải thiện trí nhớ, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh
+ Tăng cường nội tiết tố, bổ thận tráng dương, ngăn ngừa mãn dục sớm ở nam lẫn nữ.
-
Sâm cau
-
Đặc điểm hình thái
Sâm cau có tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn, tên gọi khác là tiên mao, ngải cau, cồ nốc lan, họ Tỏi voi lùn. Sâm cau là một trong những loại sâm phổ biến, mọc hoang trên các đồi cỏ ở vùng rừng núi các tỉnh miền Bắc, ở vùng đồi núi Langbiang cũng có gặp. Sâm cau sinh trưởng ở điều kiện ánh sáng ít, không khí ẩm ướt, cây chỉ có 1 rễ chính không phân nhánh, lá dài mọc thành túm, hình mũi mác xếp nếp như lá cau. Mỗi cây thường có 3 – 5 hoa, màu vàng nhạt, tỏa ra từ bẹ lá.
-
Công dụng
Sâm cau chứa nhiều hợp chất béo, chất nhầy, saponin, phenolic glycoside. Có vị cay, tính ôn, có độc, quy kinh Can, Thận. Thường được sử dụng để chữa liệt dương, nam giới tinh lạnh, phụ nữ đái đục, bạch đới, thần kinh suy nhược, người già đái són lạnh dạ, phong thấp, vận động khó khăn lưng gối lạnh đau. Liều dùng mỗi ngày là 6 – 12g, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc hoàn viên để uống. Ngoài ra, sâm cau còn được dùng để chữa bệnh ngoài da, ngứa bằng cách giã nát rồi đắp lên da.
-
Đảng sâm
-
Đặc điểm hình thái
Đảng sâm cũng là một trong những loại sâm quý của Việt Nam, có tên khoa học là Codonopsis pilosula (Franch) Nannf., họ Hoa chuông, tên gọi khác là cỏ rầy cáy, lầy cáy, đẳng sâm. Là cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành cụm lớn, thân có màu tím sẫm, bề mặt có lông tơ trắng. Lá hình bầu dục, mọc đối xứng trên thân cây, phân cuống hình trái tim, phần đuôi nhọn, có màu xanh ngả vàng, bề mặt có một lớp lông nhung mịn. Hoa có màu xanh nhạt, lúc sắp rụng có màu vàng nhạt, đài hoa hình chuông; quả có 3 tâm bì, khi chín có màu xanh đậm, hạt bóng màu nâu.
-
Công dụng
Theo các nghiên cứu khoa học, đảm sâm chứa saponin, alkaloids, sucrose, glucose, alcaloid, arabinose, fructose, xylose, mannose, galactose, scutellarein, inulin… Có tác dụng giảm mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, có tác dụng trên cả hai mặt ức chế và hưng phấn của vỏ não. Theo Đông y, đảng sâm vị ngọt, tính bình, không độc, quy vào các kinh Tỳ và Phế. Có công dụng trừ phiền khát, hòa tỳ vị, bổ trung ích khí, thường được dùng để chữa ăn uống kém, suy nhược cơ thể do khí kém, vàng da do huyết hư, ỉa chảy do tỳ hư, tiêu ra máu, trị thiếu máu mạn, rong kinh, phát sốt, phiền khát, gầy ốm, băng huyết, mồ hôi tự tra. Liều dùng khuyến cáo là 8 – 20g.
Ngoài các loại sâm trên, ở Việt Nam còn có nhiều loại sâm khác như sâm hoàn dương, sâm mây, sâm rừng, nam sâm, Cát sâm, Sâm đại hành, Sa Sâm, Sâm bố chính. Bên cạnh đó cũng có nhiều loại sâm được di thực về và được biết đến rộng rãi như đan sâm, huyền sâm, sâm đương quy.
Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ hơn thông tin về các loại cây sâm rừng ở Việt Nam. Bạn đừng quên theo dõi Vy’s Farm để cập nhật thêm những tin tức bổ ích khác về nông nghiệp nhé!