Cây mai trắng Miền Nam được đánh giá là một trong những loại cây cảnh được yêu thích. Hoa mai trắng có những đặc diểm gì nổi bật để được yêu thích như vậy? Chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết để hiểu thêm về chủ đề này nhé!
Thông tin về hoa mai trắng miền Nam
Tên khoa học Prunus mume Sieb ột Zuce cùng họ mận với đào. Nó cũng có tên là chi mai. Chi mai khác mai vàng và mai tứ quý. Mai chiến thủy trồng nhiều ở miền Nam và mọc dại ở rừng từ Quảng Nam đến Khánh Hòa. Cây mai trắng cũng khác với cây mai hồng mai hoàng mai, thanh mai, và các loại mơ ăn quả của Hương Sơn và vùng núi Hòa Bình….
Cây mai trắng nhỏ bé cả từ lá, hoa đến thân so với mơ ăn quả. Chi mai cũng rụng lá vào mùa đông và cho hoa vào dịp tết, xong hoa nở không tập trung như mơ. Hoa lúc mới nở có màu đỏ hồng, sau chuyên sang trắng, có mùi thơm nhẹ không dễ mấy người nhận thấy được. Cây mai trắng nếu để tự nhiên sẽ mọc thành bụi nhỏ. Nếu sửa uốn nó cũng cho dáng thế đẹp. Nó là cây tượng trưng mùa xuân trong bộ tứ quý.
Khác hun đào là thứ hoa của tuổi tre hay giới hãnh tiến, thính phô trương. Mai trồng được trên đất cằn cỗi, nắng hay cớm đều chịu được, chịu khô không ưa nhiều nước. Trồng mai bằng cách chiết cành bánh tẻ hay giảm cành vào đâu mùa xuân.
Cách chăm sóc cây hoa mai trắng sau dịp tết
Để cây hoa mai trắng ra hoa đúng dịp tết năm tiếp theo, bạn nên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
– Kéo cắt cành
– Kéo tỉa lá
-
Kỹ thuật cắt tỉa cây mai trắng
Cách chăm sóc cây mai trắng không có gì đặc biệt, ngoại trừ lưu ý mấy điểm sau:
– Thứ nhất là tỷ lệ cắt tỉa của cành dăm
Thường sau một năm mọc tự nhiên, cành dăm dài ngắn khác nhau, việc tỉa phải có tác dụng:
Cành tỉa xong không còn dài quá, nặng trĩu xuống lúc ra lá mới, tuy không thể đều, nhưng độ dài các cành dăm còn lại sau khi tỉa cần tương đối đều.
Cành dăm mọc mới từ nhánh lớn không nên giữ, mà cắt bỏ hẳn, như thế dáng cây được tôn lên (thoáng hơn).
– Thứ hai, cắt lá nên chú ý
Có những lá già, úa đỏ, nhưng vẫn còn cứng cáp. Những lá này không cần cắt, cũng không nên. Chỉ cần lấy phần thịt ngón tay ấn ngược chiều lá mọc – tức là từ trên xuống phía gốc cành – là chiếc lá sẽ gẫy gọn gàng, để ý kỹ nghe tiếng kêu ‘tạch’ nhỏ phát ra
Các lá còn xanh và dai cuống mới đành phải cắt bằng kéo cắt tỉa lá. Khi cắt, cũng không nên cắt sát cuống lá, hãy cắt 3/4 bản lá. Lá cây xanh vẫn còn quang hợp chuyển hóa dưỡng chất cho cây. Việc cắt 3/4 sớm muộn cũng dẫn đến lá đỏ dần và giòn cuống rồi rụng. Nhưng sự chuyển biến ấy từ từ, tự nhiên hơn.
– Thứ ba, xử lý cành chết
Cành mai chết không có gì lạ. Có khi chết cả vạt, vì nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, mặc dù cành chết làm xấu cây, đừng cố cắt cả cành.
Cành chết trông vậy cũng có tác dụng giữ ‘kết cấu’ ổn định cho cả cây. Hãy để cành chết giòn và rụng dần, chứ đừng cố cắt. Hãy tỉa bớt cành chết cho thoáng.
Thêm nữa, khi cố cắt cành chết có kích thước lớn, thường ta hay giữ một tay vào gốc, hoặc phải bấm kéo 2 tay, và gây ra rung gốc mạnh. Điều này không tốt cho cây khi mà vừa chịu tác động cắt tỉa cành dăm, lại vừa chịu rung gốc mạnh do cắt cành úa lớn. Đó là chưa kể có nhiều cành chết, nhưng ta không biết chính xác nó chết tới đâu.
Nếu cắt quá, sẽ tổn hại lớn đến sức sống của cây. Mà bạn biết đấy, cây mai trắng miền Bắc rất mảnh dẻ.
– Cuối cùng, khi tỉa cành tuốt lá thì đừng có tiếc mà bỏ sót lại lá nào. Việc này nó phải trụi thụi lụi như thế mới đạt kết quả.
Cũng chú ý rằng, ở gốc thường có nhiều nhánh mới phi thẳng từ lòng đất lên. Đừng tham mà giữ nhiều nhánh, chỉ giữ nhánh khi ta muốn chờ nó lớn để tách cây mà thôi. Nếu giữ nhánh nhiều quá, nó sẽ lên thành bụi.
Với nội dung bài viết này, Vy’s Farm mong rằng bạn sẽ phần nào hiểu thêm về cây mai trắng miền Nam. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!