Cây kim tiền hay còn gọi cây kim phát tài là loại cây có ý nghĩa kim tiền mang lại tài lộc và nhiều may mắn nếu biết cách trồng, chăm sóc và đặt cây kim tiền đúng cách. Trong bài viết này, Vy’s Farm sẽ chia sẻ cách chăm sóc cây kim tiền sinh trưởng tốt ít sâu bệnh và mang tài lộc, may mắn tới cho gia đình, ý nghĩ
Nguồn gốc cây kim tiền
Cây kim tiền là cây gì? Cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia có nguồn gốc từ Trung Phi, nơi khí hậu khắc nghiệt nhất.
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa cây kim ngân và cây kim tiền. Tuy nhiên đây là hai loại hoàn toàn khác nhau, cây kim ngân là thân gỗ, không mọc thành bụi. Còn cây kim tiền là thân mọng nước, mọc thành bụi.
Cây kim tiền có nở hoa không?
Cây kim tiền nhỏ trồng trong chậu ít khi nở hoa. Và mỗi lần hoa nở cần các điều kiện khá khắt khe về môi trường sống cũng như sự chăm sóc cẩn thận và có chuyên môn của người chơi.
Thông thường những cây kim tiền tài lộc trưởng thành trong tự nhiên với không khí sạch và ánh sáng mặt trời mới có tỷ lệ xuất hiện hoa nhiều hơn.
Cây kim tiền ra hoa báo hiệu gì? Hoa kim tiền nở to, đẹp, màu đỏ tươi. Hoa thường nở vào mùa xuân. Hoa kim tiền có màu đỏ, là màu sắc tốt và được người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng ưa thích.
Chính vì thế mà người ta quan niệm rằng khi chúng nở hoa cũng là thời gian điềm lành và tiền tài, may mắn sẽ đến với gia đình.
Ý nghĩa cây kim tiền trong phong thủy và tác dụng
Cây kim tiền có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia, đây là loài cây khóm (bụi) có lá xanh mướt, thân mập từ gốc đến thân, bộ rễ chùm, không cần ánh sáng mạnh, dễ trồng trong nhà. Đặc biệt cây thích hợp trong môi trường đất khô cạn không cần tưới nước nhiều.
Ý nghĩa cây kim tiền: Theo như phong thủy, cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài, thân vươn cao, lá xanh hướng lên trên ý nghĩa như bàn tay hứng lộc trời cho, tức là tiến lên, đi lên, tiền bạc lúc nào cũng nhiều. Do đó mang lại tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ đúng như tên gọi của nó.
Tác dụng của cây kim tiền:
– Cải thiện sức khỏe, làm trong sạch không gian sống: Cây giúp cung cấp oxy, thanh lọc không khí xanh sạch hơn. Ngoài ra, cây còn có tác dụng phủ xanh không gian sống, trang trí làm đẹp cho không gian nội thất nhà ở.
– Làm quà tặng ý nghĩa: Cây kim tiền thường được làm quà tặng mừng tân gia, khai trương cửa hàng vì có ý nghĩa phong thủy rất tốt.
Cây kim tiền hợp mệnh gì, hợp tuổi nào?
Sở dĩ cây kim tiền được dân văn phòng, dân kinh doanh, người dân thích trồng vì tên gọi đã có ý nghĩa rất tốt trong phong thủy. Người trồng cây này ngụ ý sẽ gặp nhiều may mắn thuận lợi, buôn bán thuận buồm xuôi gió, phú quý tiền bạc rủng rỉnh.
Bản chất và ý nghĩa của loài cây này mang lại may mắn và thịnh vượng, tốt đẹp cho người trồng kim tiền cho nên phù hợp với hầu hết tất cả các mệnh. Ai cũng có thể trồng cho mình một chậu cây làm cảnh, trưng tài lộc theo ý thích. Chỉ cần lưu ý một vài chi tiết sau để vượng phong thủy tốt nhất:
- Người mệnh Mộc, Hỏa: Những người mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa là người có bản mệnh phù hợp nhất khi trồng loài cây này. Bởi theo ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa là điều tuyệt vời.
- Người mệnh Thổ: Thổ là đất nuôi dưỡng cây phát triển, nên chọn chậu cây hoặc bình màu đỏ, hồng cam hoặc tím là màu Hỏa để bổ trợ tương sinh.
- Người mệnh Kim, Thủy: Theo phong thủy nên chọn chậu cây màu trắng, hoặc vàng là màu tương trợ rất tốt. Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Những lưu ý khác:
- Cây kim tiền hợp mệnh Kim không? Cây kim tiền hợp với hầu hết các mệnh, tuy nhiên để tăng thêm tài lộc thì người mệnh Kim chọn các loại chậu cây màu trắng, vàng để tương trợ lẫn nhau.
- Cây kim tiền có hợp mệnh Mộc không? Mệnh mộc là mệnh hợp với cây nên rất thích hợp để trồng mang lại tài lộc cho gia chủ.
- Mệnh Thủy: Theo phong thủy thì nên chọn các loại chậu cây màu trắng, vàng giúp tạo năng lượng và sinh khí tốt.
- Mệnh Hỏa: Cây kim tiền rất hợp mệnh Hỏa, vì thế bạn nên trồng trong nhà, đăt trên bàn.
- Cây kim tiền hợp mệnh Thổ không? Thổ là đất giúp nuôi dưỡng giúp cây phát triển, vì thế, theo phong thủy thì bạn nên chọn chậu cây có màu hồng cam, tím.
Cây kim tiền hợp với tuổi nào?
Người tuổi tý thân chủ của loài cây quý quả chẳng sai. Hơn nữa tuổi tý thường được người ta gắn với tiền tài, phú quý. Trong các tác phẩm văn hóa, con chuột cũng hay xuất hiện bên cạnh nhưng đồng tiền vàng. Điều đó đã nói lên được phần nào sự tương hợp của người tuổi tý với cây kim tiền rồi.
Trong văn hóa phương Đông, tuổi tý đứng đầu trong 12 con giáp và tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Những người tuổi này thường lanh lợi, khôn ngoan và thích kiếm tiền nên dễ giàu có hơn các tuổi khác. Vì vậy họ trồng kim tiền lại càng phù hợp với tính cách và mong muốn của bản thân.
Tuy nhiên, người tuổi tý rất hay làm, năng động nhưng thường tiêu xài phóng đãng. Bởi vậy, họ nên trồng cây kim tiền để giúp cho bản thân kiếm được tài lộc và ổn định hơn về tài chính.
Các vị trí đẹp đặt cây kim tiền
Vị trí đặt cây kim tiền đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó vừa đảm bảo hài hòa về mặt phong thủy, lại góp phần đảm bảo cây có đủ ánh sáng và đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Các vị trí nên đặt cây kim tiền bạn nên tham khảo bao gồm:
- Đặt cây tại tiền sảnh, đại sảnh: Đối với các tòa nhà văn phòng, hay nhà mặt phố có không gian rộng và nhiều ánh sáng giúp cây hấp thụ, quang hợp, đón tài lộc cho cả tòa nhà. Đặt chậu cây kim tiền cỡ đại trên bệ cao phía Đông, quẻ chấn thuộc mệnh Mộc, cung Đông Nam quẻ Tốn mệnh Mộc là vị trí đẹp hợp phong thủy.
- Đặt cây tại bàn làm việc: Dân văn phòng, dân kinh doanh liên quan đến tiền bạc, thăng quan tiến chức rất ưa chuộng đặt chậu cây cảnh kim tiền cỡ nhỏ tại bàn làm việc với mong muốn công việc trôi chảy, thuận lợi, thăng quan tiến chức.
- Đặt cây tại cửa sổ, ban công: Đặt cây tại cửa sổ, ban công giúp điều hòa không khí, trang trí nội thất đẹp hiện đại.
Lưu ý: Kim tiền dương khí mạnh làm mất cân bằng âm dương nên tuyệt đối không đặt chậu cây kim tiền trong phòng ngủ. Phòng ngủ cần trung hòa âm dương để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia chủ.
Cách chọn cây kim tiền để mang lại tài lộc
- Nên chọn cây kim tiền có cành lá cao đều với nhau, cành lá nguyên vẹn không bị rách rời. Ngoài ra nên chọn loại cây có lá bên trong cao, thấp dần khi ra đến bên ngoài.
- Hãy chọn cây khi mà bầu đất còn nguyên vẹn, không bị xáo trộn, đất trong bầu còn tươi xốp, thông thoáng tốt.
- Nên chọn chậu cây to hơn so với bầu cây hiện tại để phù hợp cho sự phát triển của cây trong tương lai. Chậu cây cần có lỗ thoáng để dễ thoát nước và giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
- Chọn các loại chậu có màu trắng hoặc đỏ để phù hợp ngũ hành tương sinh, hoặc loại chậu có hình dạng uốn lượn, mềm mại để hòa hợp về Âm – Dương.
Cách chăm sóc cây kim tiền và trồng cây cho hiệu quả
Cây kim tiền tuy là loài cây dễ sống, dễ trồng và chăm sóc nhưng vẫn cần phải lưu ý một số điều để giúp việc chăm sóc cây đạt hiệu quả tốt nhất, giúp cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Cách trồng cây kim tiền
– Không nên trồng cây trên đất thịt, đất có mật độ đặc sẽ bị giữ nước khiến rễ cây bị thối khiến lá bị vàng úa. Nên thay đất khoảng 3 tháng 1 lần.
– Nên trồng đất có độ mùn xốp, thoát nước tốt. Trộn với mùn trấu, xỉ than tổ ong nghiền nhỏ tạo độ thông thoáng cho đất. Sử dụng các loại đất vi sinh có bán tại cửa hàng cây cảnh giúp tối ưu tốt cho cây mà không tốn nhiều công chăm sóc.
Cách chăm sóc cây kim tiền
Để chăm sóc cây kim tiền được hiệu quả, bạn cần chú ý các yếu tố sau đây để giúp cây trở nên khỏe mạnh hơn:
– Nước: Nên hạn chế tưới nước, tưới nhiều khiến cây thối rễ bị vàng, rụng lá. 1 tuần tưới phun sương một lần, không tưới đẫm. Khoảng 4 đến 5 tuần bạn mang ra ngoài sân, tưới ướt đẫm một lần sau đó để ráo nước rồi mang vào trong nhà hoặc để bàn làm việc. Cây trồng ngoài sáng, tiền sảnh thì thời gian tưới nước ngắn hơn so với trồng trong nhà.
– Dinh dưỡng: Trước khi trồng, chọn loại đất tơi xốp sau đó trộn thêm phân lân cho cây cảnh, mùn gỗ hoặc xỉ than tổ ong nghiền vụn trộn tơi lên cho vào chậu để trồng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển.
Cây chuẩn bị đẻ nhánh, lúc này bạn có thể bón thúc, sử dụng phân lân NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bón cách gốc 10cm để tránh sót gây chết cây.
Đất trồng
Đất trồng nên chọn loại tơi xốp, dễ thoát nước. Điều đó được cải thiện khi đáy chậu bạn nên lót một lớp xỉ khiến nước thoát dễ dàng hơn. Để đất tơi xốp nên trộn một ít trấu, đát perline kèm thêm chất kích rễ giúp cây phát triển tốt hơn, nhất là khi trồng trong chậu nhỏ.
Ánh sáng
Đây là một trong các loài cây có thể trồng trong nhà hay ngoài trời đều rất phù hợp. Đặc biệt cây kim tiền to, sống khỏe và quang hợp tốt dưới ánh sáng đèn điện.
Tuy nhiên, để cây tươi xanh và phát triển tốt hơn, nên tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu đặt cây kim tiền trồng trong nhà thì nên cho cây ra ngoài tắm nắng vào buổi sáng từ 6 – 9 giờ.
Nhiệt độ
Cây kim tiền sinh trưởng tốt kể cả khi nhiệt độ cao bởi cấu tạo thân toàn nước, tuy nhiên nếu lạnh quá 5 độ C thì cây sẽ bị chết. Nhiệt độ lý tưởng là nhiệt độ phòng từ 25 – 30 độ C. Không nên để cây kim tiền hoa trong phòng điều hòa, máy lạnh quá lâu. Nếu trồng cây ngoài trời thì nên chú ý che khi ánh nắng quá mạnh và gay gắt.
Phân bón
Nếu cây mới được mang từ tiệm về, được trồng và bón phân đầy đủ thì khoảng 6 tháng sau bạn nên bón phân lại một lần hoặc thay đất mới là phù hợp nhất. Các lần tiếp theo từ 3-5 tháng tùy theo tình trạng phát triển của cây.
Nhớ sử dụng phân bón cây kim tiền tan chậm để chúng có thể hấp thụ một cách từ từ, không bị thoát theo nguồn nước tưới.
Rửa lá cây kim tiền
Điều này khá quan trọng bởi lá cũng cần thở như con người, chúng hấp thụ CO2 rồi thải ra O2 làm không khí dễ chịu. Lá cây bị bám bụi bẩn sẽ hạn chế tếp xúc với ánh sáng dẫn đến quang hợp và hô hấp kém. Vì vậy hãy rửa lá thường xuyên để cây thêm khỏe cũng như tạo môi trường xanh sạch sống quanh bạn.
Cách sang chậu cây kim tiền
Cây hoa kim tiền sau khi trồng khoảng từ 6 tháng – 1 năm thì bạn nên thay chậu và đất mới để cây có thêm dinh dưỡng và phát triển.
- Đầu tiên, nên tưới nước thật đẫm để cho đất mềm, dễ dàng đào cây lên.
- Dùng dao khoanh tròn quanh gốc cây kim tiền để đào.
- Loại bỏ bớt phần đất, rễ hư hỏng và trồng cây vào chậu mới.
- Tưới nước để rễ cây nhanh phát triển.
Phòng ngừa sâu bệnh và vàng lá
Cây kim tiền khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt. Tuy nhiên nó không tránh khỏi một vài bệnh thường gặp như vàng lá, lá mất dần màu xanh chuyển sang trắng, nguyên nhân là do thiếu sáng và dư nước.
– Nếu cây kim tiền bị vàng lá: Nên điều chỉnh lại lượng nước tưới cho cây hàng ngày. Loại bỏ các lá héo úa, lá bị vàng, thường xuyên đặt cây ra chỗ mát, tránh ánh nắng quá mạnh để tránh cây bị khô.
– Nếu cây kim tiền bị côn trùng tấn công: Mặt dưới của lá cây thường hay bị rệp hay các loại côn trùng nhỏ bám vào gây hại. Bạn có thể dùng dung dịch xà phòng pha loãng để xịt lên lá nhằm loại bỏ các loại côn trùng này. Ngoài ra loại bỏ lá bị sâu bệnh, đem cây đi phơi nắng để giúp lá thêm khỏe mạnh.
Cây kim tiền có độc không?
Trong cuống và lá của cây kim tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat. Chất này có thể gây kích thích các phần da nhạy cảm, niêm mạc môi, lưỡi, hoặc kết mạc mắt khi chạm phải dịch cây tiết ra. Vì vậy cần lưu ý không cho trẻ chơi đùa với lá cây kim tiền sẽ gây ngộ độc.
Giá cây kim tiền là bao nhiêu?
Bạn có thể mua cây kim tiền thô có giá khoảng 90.000đ đến 110.000đ tùy kích thước + loại đất tốt 10.000đ + 60.000đ đến 100.000đ tiền chậu. Ngoài ra setup tiểu cảnh bạn sẽ cần trả thêm tiền cho các vật dụng trang trí, công thợ nữa.
Với các loại cây nhỏ, để ở bàn làm việc
Những cây kim tiền nhỏ, có chiều cao chỉ khoảng 20-30cm mà thường dùng để đặt ở bàn làm việc, chúng thường có giá từ 150.000 – 200.000 đồng/cây. Chúng rất phù hợp để đặt cạnh máy tính, bàn làm việc, cạnh tivi, cạnh nơi uống nước…
Với các loại cây trung bình
Những cây kim tiền có kích thước trung bình có chiều cao khoảng 50-60cm thường được đặt tại góc phòng, trang trí cạnh hành lang, quầy thu ngân, lễ tân… Chúng thường có giá từ 250.000 – 300.000 đồng/cây.
Với các loại cây trung bình – khá
Những cây kim tiền trung bình – khá sẽ có chiều cao từ 80-100cm, thường được trồng trong chậu vừa có đặt sỏi. Chúng có giá thành từ 400.000 – 500.000 đồng/cây, rất phù hợp để trang trí tại quầy tiếp tân, quầy thu ngân, cạnh thang máy, đặt ở góc phòng hoặc ban công, hành lang.
Với các loại cây to
Những cây kim tiền có kích thước lớn từ 90-120cm sẽ được trồng trong các chậu sứ sang trọng, có lát sỏi trang trí. Những cây như vậy thường có giá từ 500.000 – 700.000 đồng/cây. Chúng phù hợp để đặt tại phòng họp, hành lang, những nơi trang trọng.
Với các loại cây lớn, cực đại
Những cây kim tiền có kích thước cực đại thường sẽ có giá thành lên đến 1 triệu đồng tùy kích cỡ và loại chậu mà bạn chọn. Chúng thường được đặt tại những nơi trang trọng nhất trong tòa nhà nhằm tạo sự uy nghi, giàu sang, góp phần giúp không gian xung quanh trở nên quý phái, hiện đại hơn.
Trên đây là bài viết về Cây kim tiền, ý nghĩa phong thuỷ chi tiết nhất. Mong rằng bạn sẽ chăm sóc được cho mình những cây kìm tiền thật đẹp và ý nghĩa nhé.