Bạn đã từng nghe đến cây bách bộ chưa? Đây là loại cây mọc hoang ở vùng núi các tỉnh phía Bắc nước ta. Cây bách bộ có rất nhiều lợi ích trong việc trị các bệnh như viêm phế quản mãn tính, ho lâu ngày không khỏi, giun kim hay ghẻ lở,… Tuy vậy, rất ít người biết đến và sử dụng cây bách bộ. Cùng Vyfarm tìm hiểu những kiến thức bổ ích xoay quanh loài cây bách bộ này nhé!
Cây bách bộ là gì?
Cây bách bộ hay còn có các tên gọi khác là dây ba mươi, dây đẹt ác, bách nãi,… với tên khoa học là Stemona tuberosa Lour.
Cây bách bộ là một loài cây thân leo, dây nhỏ, bề mặt nhẵn và có thể dài đến 10 cm. Lá cây bách bộ mọc đối xứng, gân lá thuôn dài từ cuống lá đến ngọn, nổi rõ trên bề mặt lá.
Cây bách bộ ra hoa vào mùa hè, hoa xen kẽ với lá, có màu đỏ hoặc vàng, cuống hoa dài từ 2 – 4 cm.
Bách bộ có bộ rễ chùm, khoảng 30 củ nên mới có tên gọi là dây ba mươi. Củ bách bộ khô dài khoảng 6 -12 cm, phần giữa củ phồng to và nhỏ dần về phía 2 đầu. Rễ cây bách bộ có màu trắng ngả vàng hoặc xám ngả vàng, thơm ngát, cứng, chắc và giòn, vị ít ngọt và đắng.
Cây bách bộ thường phân bổ ở đâu?
Cây bách bộ là một loại thảo dược nhiệt đới và cận nhiệt đới, ưa ẩm, ưa sáng, có thể chịu bóng râm. Ở Việt Nam, cây bách bộ mọc hoang rất nhiều vùng miền núi phía Tây Bắc. Ta có thể tìm thấy dây bách bộ ở các khe suối, cửa rừng, chân núi đá vôi, nơi không có quá nhiều bóng râm.
Cách thu hái cây bách bộ đúng cách để trị bệnh
Rễ là bộ phận trên cây bách bộ mà chúng ta cần lấy. Củ rễ cây bách bộ càng lâu năm thì thịt càng nhiều, to và dài. Đồng thời, củ rễ cây bách bộ càng nhiều tuổi cũng càng có nhiều dinh dưỡng và dược tính hơn.
Nên hái bách bộ vào cuối thu hoặc đầu đông. Bạn cũng có thể thu hoạch cây bách bộ vào đầu xuân, khi cây chưa nảy chồi mới.
Bước 1Cắt bỏ dây thân leo của cây bách bộ
Bước 2Đào toàn bộ rễ cây bách bộ lên, đem rửa sạch và phơi khô để sử dụng.
Công dụng tuyệt vời của cây bách bộ
Theo như trao đổi của Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh với trang web Hello Bác sĩ, cây bách bộ có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh về hô hấp như ho và viêm phế quản. Ngoài ra, cây bách bộ còn giúp chữa các bệnh do giun sán gây ra hay bệnh ngoài da như mề đay, lở loét, mẩn ngứa,…
Cây bách bộ trị ho mãn tính và viêm phế quản
- Chữa ho, sốt cho trẻ em: Sử dụng 30g củ cây bách bộ, 30g bối mẫu, 30g cát căn, 30g thạch cao tán thành bột. Mỗi lần sử dụng 12g bột hỗn hợp trên vo thành viên với mật ong. Dùng 2 lần/ngày trẻ sẽ hạ sốt và giảm ho ngay.
- Trị ho lâu ngày: Dùng 80g rễ cây bách bộ giã, vắt nước đem sắc lại cho dẻo quánh như cao. Mỗi lần dùng lấy 1 muỗng canh cao bách bộ pha với nước, uống 3 lần/ngày.
- Trị ho nhiều: Lấy củ rễ cây bách bộ tán nhỏ hoặc dùng cả dây cây bách bộ, giã, vắt lấy nước cốt rồi đem trộn cùng với mật ong, nấu thành cao. Mỗi lần pha một ít với nước, để 15 phút sau đó nuốt từ từ.
Cây bách bộ diệt giun sán và các loại côn trùng, ký sinh trùng
- Trị đau bụng do các loại trùng sán từ đồ ăn sống: Rễ cây bách bộ nấu thành cao, pha với nước, uống đều đặn 1-2 lần/ngày trước khi ăn để phòng trị các loại ký sinh trùng trong đường ruột.
- Tẩy giun: Trước khi tiến hành tẩy giun bạn không nên ăn gì trong 3 tiếng, tốt nhất là tẩy giun khi mới ngủ dậy vào lúc sáng sớm. Dùng 500g bột củ cây bách bộ và 200g Vaseline để nấu thành dạng cao rồi bôi hậu môn.
Cây bách bộ điều trị bệnh ngoài da như mề đay, lở loét, mẩn ngứa,..
Dùng củ cây bách bộ tươi rửa sạch, cắt mỏng, xát vào chỗ ngứa hoặc giã nát, lấy nước cốt bôi lên vùng bị lở 5-6 lần/ngày.
Những lưu ý khi sử dụng cây bách bộ
- Chọn củ cây bách bộ vẫn còn nguyên chùm 30 củ rễ, không nên mua rời.
- Chọn những củ rễ nguyên vẹn, không bị nứt, chảy nhựa ra ngoài thì dược tính sẽ không còn nguyên vẹn.
- Đối với rễ cây bách bộ khô nên chọn loại có màu sáng đều, không có đốm đen hay nấm mốc.
- Nên mua cây bách bộ ở những địa chỉ lớn và uy tín. Tránh những cơ sở nhỏ lẻ, không có minh chứng rõ ràng về nguồn gốc thuốc.
- Không lạm dụng các bài thuốc từ cây bách bộ. Chỉ nên sử dụng một phần nhỏ và trước khi ăn bạn nhé. Dùng nhiều củ cây bách bộ một lúc sẽ gây ngộ độc, tê liệt, nôn ói, hô hấp khó khăn, mệt mỏi và có thể gây nên tử vong.
- Trong trường hợp ngộ độc nhẹ, bạn dùng nước ép gừng tươi hoặc đem gừng nướng lên, pha với nước ấm cùng 1 ít giấm ăn rồi uống. Nếu bị nặng, bạn phải lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Như vậy, qua bài viết hôm nay, Vyfarm đã giúp biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về cây bách bộ như đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng chúng. Là một loại thảo dược tốt nhưng bạn cũng không thể sử dụng bừa bãi nhé, các tốt nhất là thăm hỏi bác sĩ trước khi sử dụng để đạt kết quả và an toàn nhất.