Rắn mối là loài bò sát có hình dáng giống thằn lằn nhưng có kích thước to hơn rất nhiều. Trong tự nhiên, chúng sống chui rúc ở các vườn tược thuộc đồng bằng Sông Cửu Long và trở thành món nhậu ưa thích của cánh mày râu đã từ rất lâu. Nhu cầu thị trường cho loại vật nuôi này ngày một tăng cao, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang chăn nuôi loại bò sát này, tuy nhiên chưa nắm vững được hết cách nuôi rắn mối sinh sản. Bài viết dưới đây đã tổng hợp trọn bộ từ A-Z kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản được chia sẻ từ chuyên gia để bà con tham khảo.
Tất tần tật các điều cần biết cách nuôi rắn mối sinh sản
Chọn giống rắn mối
Chọn giống là một trong những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới việc nuôi rắn mối sinh sản có thành công hay không. Lựa chọn những con khỏe mạnh, không bệnh tật, có kích thước to lớn nhất đàn, tối thiểu to bằng ngón tay cái trở lên để làm giống. Ngoài những yếu tố chung trên, cần lựa chọn các con nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, không bị dị tật hoặc khiếm khuyết bất kì bộ phận nào, tứ chi đều nhau. Tùy vào qui mô chăn nuôi, mà lựa chọn số lượng rắn mối làm giống nhiều hay ít, nên lựa chọn số lượng đực và cái đều nhau để làm giống và đạt kết quả sinh sản tốt nhất.
Cách phân biệt rắn mối đực và rắn mối cái:
- Con đực: đầu to, đuôi dài, chân khỏe, thân thon, có 2 sọc đỏ dọc theo 2 bên hông
- Con cái: đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ, di chuyển chậm hơn con đực, cũng có 2 sọc đỏ dọc hông nhưng ngắn hơn và lẫn đốm trắng. Đặc biệt là rắn mối cái lưng trơn và có sọc đen trên lưng.
Chuồng nuôi rắn mối sinh sản
Môi trường nuôi rắn mối không cần quá cầu kì, bà con có thể tận dụng xô, chậu, thau… nhưng để hiệu quả tốt nhất thì nên xây chuồng nuôi, đảm bảo cho rắn mối sinh sản tốt nhất.
Diện tích chuồng nuôi rắn mối sinh sản khoảng 20 m2/1000 con và 5m2/1000 con rắn mối con. Chuồng cần được lát một nửa diện tích bằng xi măng, cao khoảng 0.8 -1m, bao xung quanh bằng gạch trơn, tránh mối trèo ra ngoài. Mái chuồng lợp kín đảm bảo che chắn cho vật nuôi, tuy nhiên tường bao quanh phía trên gần mái nên để hở để ánh nắng lọt được qua cho rắn mối tắm nắng. Tạo mô gò, hang giả bằng thân gỗ, gạch, đá để giả làm môi trường tự nhiên cho rắn mối sinh trưởng. Bà con cần lót thêm rơm rạ để giữ ấm cho rắn mối và thường xuyên thay mới, vệ sinh tránh làm vật nuôi mắc bệnh. Bố trí máng ăn, máng uống riêng biệt, đảm bảo vệ sinh.
Thức ăn cho rắn mối
Món ăn khoái khẩu của rắn mối là con mối, tuy nhiên loại thức ăn này khó kiếm và ít bán. Ngoài ra, vật nuôi này ăn các loại thức ăn chính là côn trùng: dế, châu chấu, giun, cào cào hoặc ếch, nhái, cá băm nhỏ và trái cây có vị ngọt như: chuối, dưa dấu… Mỗi ngày cho ăn 3 lần và phải dọn dẹp, thay mới thức ăn, tránh để thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu trong chuồng, rắn mối ăn phải sẽ mắc bệnh. Đối với các hộ chăn nuôi qui mô lớn, mỗi ngày phải chuẩn bị 3 lần thức ăn băm nghiền nhỏ cho rắn mối sẽ tốn kém khá nhiều thời gian, công sức và chi phí thuê nhân công lao động. Sử dụng công cụ hỗ trợ như máy xay nghiền cua ốc sẽ giúp bà con tiết kiệm một khoản lớn chi phí thuê vài nhân sự băm nghiền cua cá hàng ngày.
Rắn mối sinh sản như thế nào?
- Rắn mối sinh sản vào mùa mưa.
- Sau khi thả rắn mối bố mẹ vào chung chuồng nuôi, rắn mối tiến hành giao phối.
- Sau thời gian mang thai khoảng 2,5 tháng, rắn cái sinh ra 1 bọc chứa rắn mối con, chúng tự cắn vỡ màng bọc và chui ra. Mỗi bọc chứa khoảng 15 con. Mỗi năm rắn mối sinh sản 1 lần.
- Lần sinh sản đầu tiên diễn ra lúc rắn mối 6 -7 tháng tuổi
- Quan sát bụng rắn mối cái hơn to thì phải tách riêng để chăm sóc và cho vào chuồng sinh sản.
Cách chăm sóc rắn mối sinh sản
So với nuôi rắn mối thương phẩm, cách chăm sóc rắn mối sinh sản cũng tương tự, nhưng chú ý thêm một số điều sau đây:
- Tách rắn mối mang thai vào chuồng sinh sản, để đảm bảo an toàn cho rắn mối con, tránh trường hợp rắn đực ăn thịt
- Tránh gây tiếng động khiến rắn mối hoảng sợ
- Lót nhiều rơm rạ, lá chuối khô và thay thường xuyên để giữ ấm cho rắn mối con
- Bổ sung thêm thức ăn dinh dưỡng cho rắn mang thai và đảm bảo thức ăn được nghiền nhỏ vừa miếng đối với rắn con. Để đảm bảo thức ăn được nghiền nhuyễn với kích thước nhỏ và đồng đều, tránh làm mối con bị hóc, bà con có thể sử dụng sự hỗ trợ của máy băm nghiền đa năng 3A
- Giữ vệ sinh thật sạch, thay mới rơm lót chuồng thường xuyên, dọn dẹp thức ăn nước uống thừa tránh bị ôi thiu gây bệnh
- Nước uống để hợp lý và kiên cố, tránh làm ướt rắn mối con
Phòng bệnh cho rắn mối sinh sản
- Vệ sinh và sát khuẩn chuồng trại định kì
- 2 -3 ngày phải thay mới rơm rạ lót chuồng
- Thức ăn và nước uống cho rắn mối phải tươi mới, tránh ôi thiu, nếu ăn thừa phải dọn dẹp sạch
- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho rắn mối sinh sản
- Theo dõi kĩ rắn mối, nếu thấy có biểu hiện bị bệnh cần cách ly với những con khỏe mạnh, tránh lây bệnh cho cả đàn
Một số bệnh thường gặp:
- Bệnh liệt chân: liệt lần lượt từng chân, xuất huyết đỏ dưới bụng, sau 3 -4 ngày thì chết
- Bệnh đầy hơi: đầy hơi ở bụng, hậu môn chảy nước, trong miệng có dịch nhờn, sau 2-3 ngày thì chết
- Bệnh tróc vảy: lưng rắn bị tróc vảy, toàn thân mềm, sau 2 -3 ngày thì chết
Khi rắn mối mắc bệnh, cần tiến hành sát khuẩn chuồng trại, giữ vệ sinh, cách ly rắn bệnh với đàn, tăng cường dinh dưỡng cho rắn mối và điều trị bằng những loại thuốc đặc trị có bán trên thị trường theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản từ chuyên gia. Với chia sẻ trên, hy vọng bà con đã trang bị được những kiến thức cơ bản, toàn diện về cách nuôi rắn mối sinh sản và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương bằng mô hình chăn nuôi này.