Cách nuôi lươn hiệu quả và phổ biến hiện nay là nuôi lươn trong bể không bùn, sử dụng giống và thức ăn viên nhân tạo. Phương thức chăn nuôi này có các ưu điểm: cỡ giống đồng đều, chất lượng giống ổn định, tỷ lệ sống của thức ăn viên cao, quá trình cho ăn thuận tiện; đặc biệt phương thức này chiếm ít diện tích, phù hợp với những gia đình ít đất sản xuất, vừa nơi, vừa ít. tốn nhiều thời gian, kỹ thuật dễ áp dụng và thu nhập cao. Hãy cũng xem cách nuôi lươn không bùn và có bùn hiệu quả dưới đây nhé.
Đặc điểm sinh học của lươn đồng
Đặc điểm của loài cá đồng đa phần hô hấp bằng mang. Nhưng ở lươn mang của nó đã bị thoái hóa và kém phát triển. Nên khi hô hấp, lươn nhờ vào lớp biểu bì. Còn trong khoang miệng và cổ họng làm cơ quan phụ trợ lấy không khí trực tiệp để thở.
Lươn vẫn có thể sống được ngay cả khi hàm lượng oxy trong nước rất kém. Nếu đưa lươn ra khỏi nước, chỉ cần giữ được cho da ẩm để ở nơi thoáng mát. Thì lươn có thể sống được vài ngày.
Cơ thể lươn luôn tiết ra chất nhờn. Chất nhờn này giúp cho lươn dễ dàng di chuyển, giảm được sự ma sát. Ngoài ra, nó còn có chức năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngăn ngừa động thực vật ký sinh bám víu vào. Giúp lươn hạn chế được bệnh tật cũng như để thuận lợi cho sự phát triển của cơ thể. Đầu to trơn giúp nó dễ dàng luồn lách trong bùn lầy. Nó giống với cá chạch bùn nhưng thân to và dài hơn cá chạch bùn.
Hình dáng
Lươn trưởng thành dài khoảng 40 đến 80 cm. Hình dáng thân dài mỏng thân trước có dạng hình ống, đến đuôi thì mỏng dẹt. Toàn thân trơn không có vảy, đầu to tròn, môi nhọn, miệng lớn. Hàm trên, hàm dưới và xương miệng đều có răng nhỏ. Mắt nhỏ, được bao phủ bởi một lớn màng mỏng bảo vệ. Lỗ mang trái và phải được hợp nhất lại thành một nằm bên dưới cổ họng.
Tập tính của lươn đồng
Tâp tính của lươn là loài cá ăn tạp. Chủ yếu là bắt các loai động vật nhỏ làm nguồn thức ăn chính. Lươn không có kỹ năng tấn công đặc biệt, cũng không có vũ khí phòng vệ mạnh mẽ. Kỹ năng duy nhất của nó là lẫn trốn. Lươn không có vây ngực ,vây bụng, vây lưng. Vây hậu môn vì bị thoái hóa, nên chỉ để lại nếp gấp trên da. Khi còn sống thân có màu vàng nâu, vàng nhạt, vàng cam, hoặc màu xám đen. Một số ít con biến đổi gen có màu vàng trắng, dân gian ta thường gọi là lươn bạch tạng.
- Sinh hoạt
Lươn sống ở các vùng ôn đới và nhiệt đới. Có khả năng thích nghi mạnh mẽ với môi trường sống khắc nghiệt. Sinh tồn được cả ở sông ,hồ, ao, suối, mương ruộng lúa. Vào ban ngày, lươn thích ẩn mình trong bùn. Có nhiều cây thủy sinh hoặc ẩn ở hang hay trong khe đá có nước, dọc theo bờ ruộng.
- Vào ban đêm thì chúng ra khỏi hang để kiếm ăn. Lươn bắt đầu kiếm ăn vào mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 11. Từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa khô hạn (hoặc mùa đông ngoài Bắc). Lươn thường ẩn sâu trong hang, lươn có thể không ăn trong một thời gian dài mà cũng không chết.
Mùa sinh sản của lươn trong môi trường tự nhiên
Mùa sinh sản của lươn bắt đầu thường khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Lươn có quá trình sinh sản và phát triền khá đặc biệt, chúng có đặc tính là đảo ngược giới tính. Tức từ giai đoạn phôi thai đến khi trưởng thành, bộ phận sinh dục của chúng ban đầu đều là giống cái.
Lươn bé dài chỉ khoảng 20 cm, sau 20 ~ 24 tháng mới đến giai đoạn trưởng thành. Khi đó chiều dài cơ thể của lươn có thể đạt được ít nhất là 30 cm. Lươn sinh sản ở khu vực gần hang, tiết ra bọt để tạo thành tổ. Trứng được thụ tinh và phát triển trên mặt nước nhờ lực nổi của bọt. Lươn cái và đực đều có tập tính bảo vệ tổ của chúng.
Những con lươn bé có chiều dài cơ thể khoảng dưới 30 ~ 34 cm đều có buồng trứng. Khi chiều dài cơ thể đạt đến khoảng 36 ~ 48 cm, một số sẽ sẽ bắt đầu đảo ngược giới tính. Vừa là đực vừa là cái trở thành loại động vật lưỡng tính. Đến khi chiều dài cơ thể phát triển hơn khoảng 52 cm. Thì buồng trứng gần như không còn nữa,vì vậy đa phần chúng là những con đực.
Lươn ăn gì trong tự nhiên?
Lươn có thể được xem là loài thủy sản an tạp nhưng thức ăn chủ yếu là động vật, trừ khi khăn hiếm thức ăn thì chúng sẽ thay thế bằng thực vật.
Nếu là lươn con, còn nhỏ thì chúng chủ yếu ăn lăng quăng, các loài thủy sinh nhỏ dưới nước và nhiều đạm. Do đó chúng phát triển rất nhanh trong tự nhiên nhờ môi trường thức ăn phong phú.
Khi trưởng thành, lươn có nhiều lựa chọn hơn như: nòng nọc, ếch nhái nhỏ, cá con, tôm tép, cua đồng, ốc, trùn đất, và các loại côn trùng khác… Do đó, trong tự nhiên lươn không sợ đói, và càng no bụng hơn khi đến mùa mưa.
Nếu muốn câu lươn đồng, những mồi câu khoái khẩu của lươn mà bà con có thể sử dụng là trùn quế, mồi nhái, mồi lươn con, hoặc mồi cá thòi lòi,… đây đều là mồi câu rất nhạy đối với lươn trưởng thành.
Chi phí nuôi lươn
Để đưa ra bài toán chi phí nuôi lươn một cách chính xác thì không thể. Vì mỗi vùng miền bán con giống, chi phí đầu tư mô hình khác nhau
Dù chưa phải là con số chính xác. Nhưng bà con vẫn có thể ước tính chi phí gần đúng nhất theo cách sau
Tiền chi phí mặt bằng lắp ráp bể nuôi lươn, nếu mặt bằng có sẵn, bà con bỏ qua khoản chi phí này.
Để đầu tư bể bạt mô hình nuôi lươn không bùn thì khoảng dao động từ 3 – 4 triệu một bể. Đó là những bể bạt chất lượng sử dụng từ 1 đến 5 năm hoặc hơn, nếu mua loại bạt rẻ tiền sử dụng được 1-2 vụ.
Chi phí lươn giống. Nếu bà con chọn lươn giống kích thước từ 60-100con/kg thì khoảng 400.000 – 500.000đ/kg
Vậy tổng cộng chi phí nuôi lươn 1 bể lót bạt + với lươn giống vụ đầu tiên là khoảng trên 5.000.000đ – 5.500.000đ. Bắt đầu từ vụ thứ 2 bà con không tính tiền bể. Chỉ tính tiền lươn giống thì khoảng 2.000.000đ – 3.000.000đ/ bể khoảng 3-4m2
Thời gian thu hoạch lươn còn phụ thuộc vào size lươn giống bà con thả. Ở đây, chúng tôi lấy ví dụ là bà con thả lươn giống ở size 60-100con/kg
Vậy đối với size lươn giống 60-100con/kg nuôi khoảng 5-6 tháng có thể thu hoạch lươn đạt trọng lượng 150 – 210g/con
Một bể lươn thương phẩm thường dao động từ 600 con. Ta tính được như sau; 600 x 210 = 126.000g =>126kg. Tổng doanh thu 1 bể lươn đạt khoảng 126 x 220.000đ = 27.720.000đ
Qua mô hình nuôi lươn không bùn này cho bà con thấy được ước tính chi phí và doanh thu để có những phương án lựa chọn phù hợp.
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Không Bùn Thu Lời Cao Nhất
Chọn địa điểm
– Chọn vị trí yên tĩnh, ít người qua lại, có bóng mát.
– Nơi có địa thế hơi cao, quang đãng, tránh bão, lụt; nơi có nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát,…
– Nguồn nước phong phú, thuận tiện, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước.
Xây dựng bể nuôi
Hình dáng kích thước bể tùy theo qui mô nuôi mà quyết định. Bể nhỏ diện tích từ 10 – 30 m2 là thích hợp, độ sâu 0,7 – 1 m, bể nổi hoặc bể xi măng chìm đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc không cho lươn bò ra ngoài, dễ đánh bắt, lấy nước và tháo nước dễ.
Có 2 kiểu bể nuôi lươn chủ yếu sau:
Bể lót bạt
– Bể bạt được lót trên nền đất bằng phẳng, đổ cát san đều trước khi trải bạt tránh hư hỏng; bờ phải vững chắc, làm bằng đất hoặc bằng gạch.
– Bể hình chữ nhật là thích hợp nhất, chiều cao thành bể so với mực nước trong bể từ 40 – 60 cm.
– Bờ bể đắp cao có gờ hoặc lưới giăng để tránh lươn vượt bò đi mất, nhất là khi trời mưa.
– Các ống cấp, thoát nước độc lập, nên có ống xả tràn, các ống phải có lưới chắn.
– Nguồn nước được lấy vào bể nuôi phải qua túi lọc.
– Trong bể để giá thể cho lươn trú ẩn, giá thể làm bằng dây nilon, chà (cây bắp, cỏ, cây đậu xanh được phơi khô,…) hoặc bằng các phênh tre, ống nhựa,… Lớp giá thể cao 20 – 30 cm, mực nước trong bể cao bằng lớp giá thể.
– Phía trên bể dùng lưới phong lan che bớt ánh sáng.
Bể xi măng
Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sửa chữa lại để làm bể nuôi lươn. Nếu xây dựng bể nuôi mới thì nên xây nữa nổi, nữa chìm với chiều cao khoảng 0,6 – 1 m, diện tích từ 6 – 20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật, chiều rộng 2 – 4 m để dễ dàng chăm sóc.
– Các ống cấp, thoát nước độc lập, nên có ống xả tràn, các ống phải có lưới chắn.
– Nguồn nước được lấy vào bể nuôi phải qua túi lọc.
– Trong bể để giá thể cho lươn trú ẩn, giá thể làm bằng dây nilon, chà (cây bắp, cỏ, cây đậu xanh được phơi khô,…) hoặc bằng các phênh tre, ống nhựa,… Lớp giá thể cao 20 – 30 cm, mực nước trong bể cao bằng lớp giá thể.
– Phía trên bể dùng lưới phong lan che bớt ánh sáng.
Thiết kế bể bạt nuôi
Trên phần diện tích 50 m2, thiết kế 2 dãy khung sắt, mỗi dãy 6 ô, mỗi ô có kích thước: dài 2.7m x rộng 1m x cao 0,4m. Mỗi khung sắt sau khi thiết kế được đặt trên mặt sàn bằng phẳng, độ dốc 7 độ, hướng ra phía ngoài. Sử dụng bạt nhựa khổ 4m, cắt bạt nhựa lót vào theo đúng kích thước khung sắt. Sau khi lót bạt, mỗi khung sắt trở thành một bể có diện tích đáy là 2,7 m2, có thể tích 1,1 m3. Mỗi bể đặt một co vuông 90 mm, một đầu co đặt bằng mặt đáy bạt để gắn ống giữ nước và thay nước (khi đặt co dùng keo dán kỹ phần bạt đáy xung quanh vành co), đầu còn lại nối với một ống phi 90 để làm ống thoát.
Dây nhựa (dây buộc chuyên dùng có chiều rộng 1cm) bó thành bó, mỗi bó 2 kg.
Ống, van cấp nước bố trí chạy dọc theo thành bể để tiện thao tác.
- Thiết kế bể lọc: Sử dụng bể nhựa 1m3 xếp vật liệu thứ tự từ phía dưới lên: đá 4×6: 10 cm; đá mi: 10 cm; đá nâng pH: 20 cm; cát mịn: 10 cm. Chú ý giữa các lớp nên lót một tấm lưới ngăn cách để tiện khi vệ sinh.
- Thiết kế bể lắng: Bể lắng có kích thước dài 10m x rộng 5m x cao 1m. Lót bạt nhựa cả đáy và thành bể. Có thể làm bể nổi hoặc bể chìm. Đối với bể chìm, phải sử dụng bơm; bể nổi thì có thể tự chảy mỗi khi thay hoặc cấp nước cho bể nuôi.
- Thiết kế bể xử lý nước thải: Với 12 bể nuôi như thiết kế trên thì bể xử lý nước thải có diện tích tương đương bể lắng nhưng thiết kế bể chìm, không cần lót bạt đáy.
Chuẩn bị bể nuôi lươn không bùn
Các bước chuẩn bị bao gồm:
– Tháo cạn:
+ Trường hợp bể mới nuôi lần đầu (bể mới xây) cần đưa nước vào vài lần để rửa và kiểm tra nồng độ pH của nước (đối với bể xây phải rửa thật sạch, có thể dùng cây chuối cắt thành khúc nhỏ để ngâm bể cho hết mùi xi măng).
+ Trường hợp bể đã nuôi trước đó thì tiến hành tháo cạn nước, rửa sạch bể.
– Tạc đều vôi bột nơi thành và đáy bể (1 kg vôi bột + 10 lít nước) hoặc chlorin 10 ppm (1 gam trong 1 m3 nước) để diệt mầm bệnh và điều chỉnh độ pH.
– Phơi nắng 1 – 2 ngày, đưa nước vào đầy bể và ngâm 4 – 5 tiếng, sau đó tháo cạn nước để cấp nước mới vào thả giống.
– Dẫn nước: trước khi thả lươn 2 ngày, cho nước vào bể nuôi đúng mức nước quy định và kiểm tra các điều kiện môi trường đạt yêu cầu mới thả lươn.
+ Nhiệt độ nước: 25 – 270C.
+ pH: 7 – 8 là thích hợp
+ Oxy hòa tan: 2 – 4 mg/lít.
Chọn và thả giống trong nuôi lươn không bùn
Hiện nay đã có một số cơ sở cho sinh sản nhân tạo lươn thành công, tuy nhiên số lượng còn hạn chế, không đủ cung cấp cho thị trường. Do đó, nguồn lươn giống chủ yếu vẫn là thu từ tự nhiên.
Chọn giống
– Lươn kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng (lưng có màu vàng sẫm, có chấm đen), vận động linh hoạt, không xây xát, thương tổn, mất nhớt.
– Những con lươn có màu nhợt nhạt, có màu vàng xanh hoặc xám tro thì yếu và khó nuôi, tăng trưởng chậm.
– Chất lượng con giống phải thật tốt, kích cỡ giống dao động từ 30 – 40 con/kg hoặc 50 – 60 con/kg.
– Lưu ý, khi để lươn vào chậu có nước:
+ Lươn yếu thường ngôi đầu lên cao, mang phình to, thường bị mất nhớt.
+ Lươn rà điện thì ít vận động, lờ đờ, chuyển màu.
+ Lươn bị nhiễm thuốc mồi thì xung quanh hậu môn và nắp mang bị xuất huyết.
Mật độ thả
– Thời gian nuôi thích hợp nhất từ tháng 4 đến tháng 9.
– Mật độ thả nuôi dao động từ 50 – 80 con/m2.
– Trước khi thả giống nên tiến hành sát trùng lươn bằng dung dịch muối có nồng độ 20 – 30‰ trong thời gian 5 – 10 phút hoặc thuốc tím 10 – 20 g/m3 trong 15 – 30 phút để loại trừ kí sinh và sát trùng vết thương do xây xát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển.
Thuần dưỡng trước khi thả
Giống nuôi chủ yếu được khai thác từ nguồn giống tự nhiên nên cần có bể để thuần dưỡng, phân cỡ và phòng trị bệnh trước khi đưa vào nuôi thương phẩm. Quá trình thuần dưỡng được tiến hành theo các bước sau:
– Bể thuần dưỡng để nơi thoáng mát và yên tĩnh, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Tránh gây chấn động trong thời gian thuần dưỡng.
– Trong 2 – 3 ngày đầu, không cho lươn ăn tạo điều kiện thích nghi với môi trường nuôi nhốt. Mật độ thuần dưỡng 2 – 4 kg/m2.
– Thay nước 1 – 2 lần/ngày.
– Điều kiện môi trường thích hợp: nhiệt độ từ 23 – 280C; pH từ 6.5 – 8.0.
– Theo dõi hoạt động và mức độ ăn mồi của lươn để phòng trị bệnh kịp thời, loại bỏ những con bệnh, con yếu, tuyệt đối không sử dụng những con có dấu hiệu bệnh làm con giống để nuôi thương phẩm.
– Sau 10 – 15 ngày, cho lươn vào bể nuôi thương phẩm.
Chăm sóc, cho ăn và quản lý
Có 2 loại thức ăn cho lươn nuôi bao là thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Chúng là gì và chọn như thế nào để hiệu quả?
Thức ăn tự nhiên cho lươn
Nói về thức ăn tự nhiên cho lươn thì bà con có thể áp dụng các loại thức ăn mà chúng thích ăn nhất trong tự nhiên như giun đất, giun quế, nghêu, sò, ốc, hến,… và các loại cá tạp khác.
Nhiều anh chị chia sẽ rằng cho lươn ăn trùn quế là tăng trọng nhanh nhất. Thường thì cứ 4 -6 kg giun quế sẽ giúp lươn tăng trọng 1 kg. Bà con có thể tự nuôi trùn quế để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, tối ưu lợi nhuận. Hoặc nếu không có diện tích nuôi thì có thể đến các trại trùn để mua, giá giao động khoảng 50 nghìn/kg.
Ngoài trùn quế, trùn đất thì bà con có thể cân nhắc sử dụng các loại thủy sản khác xoay nhuyễn cho lươn ăn. Thông thường thì cần 7 – 10 kg thì mới có thể tăng trọng 1 kg cho lươn.
Thông tin thêm là nhiều bà con đang thử nghiệm nuôi lươn bằng ấu trùng ruồi lính đen (sâu canxi). Bà con cũng có thể thử nghiệm ở một hộc nuôi nhỏ để xem mức độ hiệu quả và tăng trọng so với trùn quế.
Thức ăn công nghiệp cho lươn
Hiện nay chưa có thức ăn nào dành riêng để chăn nuôi lươn. Tuy nhiên, nhu cầu của lươn gần giống với nhu cầu của cá da trơn nên bà con có thể sử dụng thức ăn công nghiệp của cá da trơn để thay thế.
Nếu không tìm được thức ăn công nghiệp cho cá da trơn tại địa phương thì có thể sử dụng thức ăn cho các loại cá khác vẫn được, nhưng nên chọn loại thức ăn có độ đạm từ 30 – 35%.
Thức ăn công nghiệp cho lươn
Cho ăn
– Thức ăn của lươn chủ yếu là xác động vật, giun, ốc, cá, tép vụn, phế phẩm lò mổ,…thức ăn có thể tươi sống hoặc nấu chín, vừa với cỡ miệng của lươn.
– Ngoài ra, lươn còn ăn được thức ăn chế biến phối trộn từ nguồn đạm động vật, thực vật và cả thức ăn viên, kết hợp với một số chất bổ sung như premix khoáng, vitamin,…
– Thức ăn phải tươi, không bị ươn thối, có thể tận dụng ốc bươu vàng làm thức ăn cho lươn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
– Thức ăn là cá tạp, trước khi cho ăn nên sát trùng bằng muối ăn (0,5 kg muối/3 lít nước) trong thời gian 30 phút.
– Sau khi thả giống 3 – 5 ngày rồi mới bắt đầu cho ăn. Lươn có tính lựa chọn thức ăn rất cao. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần phải thuần dưỡng, cho ăn các loại thức ăn dễ kiếm, giá rẻ, tăng trọng nhanh.
– Sau khi cho ăn khoảng 1 đến 2 giờ, kiểm tra sàn ăn để xem khả năng ăn mồi của lươn, qua đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, rửa sạch sàn mỗi lần cho ăn thức ăn mới.
– Vị trí đặt sàn ăn gần với cống thoát nước, khi lươn ăn xong sẽ rút ngay nước dơ bẩn và thay nước mới.
– Những lúc trời mưa hoặc nắng nóng kéo dài nên tạm ngừng cho ăn.
– Khẩu phần thức ăn cho lươn (tỷ lệ thức ăn hằng ngày theo trọng lượng thân):
+ Thức ăn tươi sống (cá tạp, ốc, cua,…): 3 – 7%.
+ Thức ăn chế biến: 5 – 10%.
Khi cho lươn ăn phải nắm vững nguyên tắc “4 định”:
– Ðịnh chất: thức ăn phải luôn tươi sống, tuyệt đối không cho ăn thức ăn cũ, ôi thiu.
– Định lượng: vừa đủ no, không để thức ăn thừa (lươn rất tham ăn nên dễ bị bội thực).
– Ðịnh thời gian: cho lươn ăn đúng thời gian, 1 lần/ngày vào buổi chiều mát.
– Ðịnh vị: là chỗ cho ăn phải cố định, sàn cho ăn bằng gỗ hoặc tre, đáy sàn làm bằng lưới săm. Kích thước sàn 0,8 x 1 m, được đặt dưới mặt nước 10 – 20 cm.
Cách cho lươn ăn hiệu quả
Để đạt hiệu quả tốt nhất thì bà con nên cho ăn đủ liều lượng, đủ dinh dưỡng, đúng thời điểm, đúng vị trí.
Đủ liều lượng: lúc đầu bà con có thể cho ăn thừa rồi điều chỉnh dần cho đủ, không để dư hoặc thiếu. Nếu dư sẽ làm bẩn nước, thiếu sẽ gây giảm trọng hoặc lớn không đều. Tăng lượng thức ăn sau mỗi tuần để điều chỉnh lại.
Đủ dinh dưỡng: Rất khó để tính dinh dưỡng thức ăn dành cho lươn, bà con nên ưu tiên sử dụng thức ăn tươi sống, xoay nhuyễn. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp chỉ mang tính chất bổ sung chất dinh dưỡng. Thức ăn cho lươn phải đảm bảo sạch, tươi, còn hạn sử dụng.
Đúng thời điểm: thời điểm cho ăn tốt nhất đối với lươn là từ 4h – 6h sáng. Sau 2 tuần thì cho ăn thêm vào ban ngày nhưng ít hơn. Ví dụ, ban đêm cho ăn 8 phần thì ban ngày chỉ khoản 2 phần thôi. Vào giữa và cuối năm thì lươn ăn nhiều hơn, do đó cần cân đối lại lượng thức ăn.
Đúng vị trí: lươn có đặc tính nhớ vị trí cho ăn, cứ đến giờ ăn thì chúng sẽ tự tìm tới vị trí đó. Việc này sẽ giúp bà con dễ quan sát, theo dõi trong quá trình nuôi.
Quản lý bể nuôi lươn không bùn
Quản lý môi trường nước
– Mực nước trung bình trong bể nuôi từ 20 – 30 cm là thích hợp.
– Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, oxy hòa tan,…
– Ðịnh kỳ thay nước 2 – 3 ngày/lần, lượng nước thay tối đa 70% lượng nước nuôi. Mùa hè nhiệt độ cao, thời gian thay nước ngắn hơn (1 ngày/lần).
– Mỗi ngày cần gom chất thải, thức ăn thừa lắng ở đáy ao và xả ra ngoài.
– Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, cần có biện pháp che mát cho bể nuôi. Khi mưa lớn cần để ống xả tràn phòng khi nước trong bể dâng cao.
– Vào ban đêm nhất là mùa khô nóng, trong bể có thể thiếu oxy hòa tan thì tiến hành thay nước kết hợp với chạy máy sục khí.
Quản lý hoạt động và sức khỏe lươn
– Hàng ngày quan sát hoạt động của lươn để có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.
– Vớt xác lươn chết và những con có dấu hiệu bị bệnh, bơi lội chậm chạp, hay ngôi đầu lên mặt nước.
– Kiểm tra tăng trưởng của lươn: định kỳ 30 ngày/lần, bắt 30 con đo chiều dài và khối lượng để có căn cứ tính toán lượng thức ăn trong giai đoạn tiếp theo.
– Kiểm tra sức khỏe của lươn: khi phát hiện những dấu hiệu bất thường tiến hành bắt lươn lên kiểm tra, nhận biết các dấu hiệu thay đổi trên cơ thể. Sau đó có thể mổ xem xét nội tạng để chẩn đoán tình trạng bệnh tật của lươn và có biện pháp phòng trị.
Phòng bệnh khi nuôi lươn không bùn
Trong điều kiện nuôi nhân tạo, lươn hay mắc bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ sống. Vì vậy, công tác phòng bệnh phải đặt lên hàng đầu.
Một số vấn đề cần phải lưu ý trong công tác phòng bệnh:
– Không nuôi lươn bị thương, bị mồi thuốc: chủ yếu tìm hiểu trong khu bắt con giống tự nhiên, người đánh bắt không sử dụng các dụng cụ dễ làm lươn bị thương (câu, thiết bị rà điện, mồi nhử thuốc,…). Nuôi mật độ hợp lý, không quá cao.
– Cần phải khử trùng lươn giống, thức ăn và dụng cụ nuôi lươn:
+ Trước khi thả giống, tắm cho lươn bằng dung dịch muối có nồng độ 20 – 30‰ trong thời gian 5 – 10 phút hoặc thuốc tím 10 – 20 g/m3 trong 15 – 30 phút.
+ Thức ăn phải được làm sạch, không cho ăn thức ăn hôi thối.
+ Rửa sạch sàn ăn sau mỗi lần cho ăn, khử trùng dụng cụ nuôi và thay nước, theo dõi khả năng bắt mồi của lươn và dọn sạch thức ăn dư thừa.
– Thường xuyên theo dõi thời tiết, kiểm tra nhiệt độ, chất lượng nước, đảm bảo nước nuôi sạch. Phát hiện kịp thời lươn có dấu hiệu bệnh hoặc biểu hiện bất thường, nổi đầu để kịp thời xử lý và chữa trị.
Thu hoạch
Tùy theo kích thước lươn giống khi thả mà quyết định thời gian thu hoạch hợp lý. Thông thường, cỡ lươn giống thả thích hợp từ 40 – 60 con/kg; sau 6 tháng nuôi lươn đạt được 300 g/con.
Cách tiến hành thu hoạch như sau:
– Chọn thời điểm thu hoạch lươn vào sáng sớm hay chiều mát.
– Nên bắt từng mẻ và thu gọn, vận chuyển nhanh.
– Không chuyển lươn với mật độ quá cao làm cho lớp lươn bên dưới bị đè bẹp, dễ bị ngạt và chết.
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Có Bùn Hiệu Quả Cao
Cách chọn và chuẩn bị ao nuôi
Để thiết kế ao nuôi lươn có bùn. Việc đầu tiên chúng ta cần là chuẩn bị ao nuôi theo những quy chuẩn sau:
- Diện tích trung bình của ao từ 500-1000m2
- Độ sâu ao từ 1,2-1,5m.
- Đặt ao gần nơi có nguồn nước sạch sẽ và an toàn.
- Không đặt ao nuôi gần nơi ô nhiễm môi trường. Vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập gây bệnh cho lươn.
- Bón vôi khử khuẩn cho ao.
- Nhiệt độ nước ao ổn định: Từ 18-320C.
- Độ pH: 7-8.
Cách chọn giống lươn tốt
Giống lươn là yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi.Thành quả có hiệu quả hay không, thì yếu tố chọn giống lươn chiếm tới 50%. Sau đây là những tiêu chí chọn giống lươn.
- Chọn đàn lươn có ngoại hình đều và đẹp.
- Chọn con lươn có chiều dài từ 8-10 cm.
- Con lươn có thể di chuyển nhanh và ăn nhiều.
- Mật độ thả lươn: 50-100 con/m2
- Trước khi thả lươn xuống ao thì cần để trong bọc 15-20 phút. Tránh trường hợp lươn bị sốc nước.
Cách chọn nguồn thức ăn hợp lý nhất
Hiện nay, nguồn thức ăn chính bà con thường lựa chọn là thức ăn công nghiệp. Vì ngoài tự nhiên, thức ăn của lươn là cá nhỏ, rau cỏ và giáp xác. Nguồn thức ăn tự nhiên không thể đảm bảo. Nên chọn thức ăn công nghiệp giúp cá có cuộc sống ổn định.
- Nguồn thức ăn công nghiệp chiếm 80% nguồn thức ăn chính.
- Cho lươn ăn vào 4 lần trong ngày.
- Thức ăn tự nhiên chiếm 20% nguồn thức ăn.
- Thức ăn tự nhiên sẽ được xay nhuyễn trước khi thả vào ao.
- Trộn men tiêu hóa vào thức ăn.
- Việc này giúp lươn có đề kháng tốt và phát triển nhanh.
Quy trình quản lý và chăm sóc trong cách nuôi lươn có bùn
Một mô hình thủy sản thành công cần có một quy trình nuôi chính xác. Chăm sóc lươn cần phải đầu tư công sức nhiều. Dưới đây là những cách giúp cho quy trình quản lý và chăm sóc diễn ra tốt hơn.
- Chọn ao nuôi gần nơi có nguồn nước dồi dào và sạch sẽ.
- Đảm bảo nhiệt độ nguồn nước.
- Chọn đàn giống có ngoại hình đều và đẹp.
- Nguồn thức ăn sạch sẽ giúp lươn có thể phát triển tốt.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi lươn có bùn hiện nay
Lươn là động vật có đề kháng tốt. Lươn dễ nuôi và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo môi trường sống tốt thì lươn dễ mắc bệnh. Khi lươn bị bệnh, nên tách lươn bệnh ra khỏi đàn, tránh lây nhiễm cho cả đàn. Một số bệnh của lươn bà con nên phòng tránh.
- Bệnh đường ruột.
- Bệnh nấm.
- Bệnh xuất huyết.
Giá trị kinh tế trong ngành chăn nuôi và phát triển lươn đồng
Lươn là một loài cá ăn được có giá trị kinh tế cao trong ngành nghề thủy hải sản. Ở một số quốc gia như Cambodia, Thái Lan, Myanmar, VN. Lươn được nuôi rộng rãi, được chế biến xuất khẩu như là một loại thực phẩm cao cấp.
Giá trị trong ẩm thực
Lươn không chỉ để dùng làm những món ăn ngon trong ẩm thực. Mà trong đông y, thịt của nó được xem như vị thuốc tốt. Có tác dụng bổ não, thanh nhiệt, điều hòa khí huyết. Thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ máu. Dân gian thường dùng lươn như là một phương pháp trị liệu. Có thể điều trị mệt mỏi, ho, bệnh trĩ, tiểu đường…
Thường xuyên ăn lươn cũng là một biện pháp chăm sóc sức khỏe. Vì nó rất bổ dưỡng. Đặc biệt là cho những người gầy yếu, suy nhược cơ thể. Người sau khi hết bệnh và phụ nữ sau khi sinh đẻ.
Thành phần dinh dưỡng của lươn đồng
Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (Vietnamese Food Composition Table). Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của thịt lươn có. 14,4 g Protein, 11,7 g Chất béo, 35 mg Canxi, 164 mg Phospho và 1,00 mg Sắt. Ngoài ra còn chứa nhiều loại Vitamin quan trọng khác như: Thiamine (Vitamin B1), Riboflavin (Vitamin B2), Niacin (Vitamin PP), Pantothenic Acid (Vitamin B5)… Và nhiều chất dinh dưỡng khác. Bộ phận cơ thể của Lươn hơn 60% là ăn được. Có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Như lươn kho, lươn xào , lẩu lươn…
Cách chế biến lươn đồng
Lươn là một loại thủy sản có lực nguẩy tương đối khỏe mạnh. Vì vậy khi giết, tốt nhất là dùng sống dao đập vào đầu. Như vậy sẽ dễ giết mổ hơn. Cách giết mổ lươn phổ biến nhất là cho một lượng muối và giấm vừa phải vào cái nồi. Cho lươn vào đó rồi đổ nước sôi vào đóng nắp lại ngay, đợi lươn chết thì lấy ra mổ bụng. Khi mổ lươn, sử dụng ba ngón tay để móc vào cổ lươn, tay còn lại giữ con dao sắc. Đâm mũi dao vào cổ bụng lươn và xẻ theo chiều dài tới đuôi lươn. Mở phần bụng ra bỏ hết nội tạng, rửa sạch rồi chế biến.
Đối tượng nên và không nên ăn lươn
Nên ăn
Phù hợp cho cả trẻ và già. Người suy nhược cơ thể, thiếu máu, thấp khớp, tê liệt. Chân tay đau mỏi, tiểu đường, mỡ máu cao. Bệnh mạch vành, xơ cứng động mạch… Nên ăn thường xuyên.
Không nên ăn
Bệnh nhân bị ngứa ngoài da, kiết lỵ, hen phế quản, ung thư, ban đỏ… Không nên ăn.
Chọn mua và bảo quản lươn đồng & lươn nuôi
Dù là lươn đồng (lươn ruộng) hay lươn nuôi. Khi chọn lươn nên chọn con có da mềm, màu xám vàng, thịt chắc, ngửi không có mùi hôi. Tốt nhất là chế biến món ăn ngay sau khi giết mổ.
Lươn là loài vật nuôi cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Hy vọng những kiến thức mà Vy chia sẻ sẽ giúp bà con tự tin xây dựng mô hình nuôi lươn thương phẩm thành công.