Hiện nay, việc nuôi cua trong bể bạt đang được nhiều người quan tâm. Cua đồng có giá trị kinh tế cao, giá bán ổn định. Nuôi cua đồng trong bể bạt tuy không tốt bằng thả ngoài tự nhiên nhưng vẫn có thể mang lại lợi ích tốt cho người dân. Do đó, phong trào nuôi cua trong bể bạt đang được nhân rộng và duy trì bền vững ở nhiều vùng quê. Hãy cùng Vyfarm tìm hiểu cách nuôi cua đồng hiệu quả nhất nhé.
Tập Tính, Đặc Điểm Nổi Bật Của Cua Đồng
Thông tin khoa học
Phân loại
Đặc điểm
Kích thước tương đối lớn: 30-35 mm, mai hình hộp có gờ cao. Cua đồng cái có 4 đôi chân bụng, cua đực có 2 đôi chân bụng biến thành chân giao cấu. Ngoài ra cua đồng đực có sự chênh lệch rất lớn về độ lớn của đôi càng kẹp trong khi cua đồng cái thì tương đối đồng đều.
Phân bố
Phân bố tại Việt Nam là loài cua đồng Somanniathelphusa sinensis.
Chúng phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Độ pH thích hợp từ 5,6 – 8, nhiệt độ từ 10 – 31oC, tốt nhất là 15 – 25oC, lượng oxy hòa tan thấp nhất là 2mg/l.
Tập tính
Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Cua đào hang ven bờ ruộng, ao, mương… Hang cua khác với hang của rắn, ếch… bằng vết chân để lại trên ruộng
Cua đồng ăn tạp nhưng thiên về động vật, cua ăn các loại thức ăn như cá tạp, ốc, hến…
Sinh sản
Cua đồng sinh sản quanh năm, tập trung chủ yếu vào mùa xuân, hạ, thu. Cua đồng đẻ mỗi lần từ 100 đến 350 trứng, trứng không qua giai đoạn ấu trùng mà phát triển trực tiếp thành cua con ngay trong yếm cua mẹ.
Hiện trạng
Trước đây cua đồng phân bố rộng và số lượng rất lớn trên đồng ruộng, tuy nhiên do ảnh hưởng của việc canh tác và thuốc trừ sâu làm số lượng cua đã giảm đi rất nhiều. Hiện nay cua đồng đã được sản xuất giống và đang được nuôi ở một số vùng miền nước ta.
Cua đồng được sử dụng làm thực phẩm rất ngon như bún rêu, canh cua… Ngoài ra cua đồng còn được dùng trong làm thuốc trị bệnh.
Kỹ Thuật Nuôi Cua Đồng Trong Ao Đất Hiệu Quả
Chuẩn bị ao nuôi cua như thế nào?
Để triển khai nuôi cua đồng, nên chuẩn bị ao nuôi thật tốt. Yêu cầu ao nuôi tiêu chuẩn như sau:
- Đầu tiên là phải xác định địa điểm ao phải gần sông, nơi có nguồn nước dồi dào để thuận tiện cho vấn đề cấp thoát nước.
- Nền đáy nên là lớp đất thịt pha cát hay cát sét. Tuyệt đối không nên đặt ao trên lớp nền bùn nhão.
- Đất và nước phải không hoặc ít nhiễm phèn, nhiễm mặn. Độ mặn tiêu chuẩn là từ 10 – 30%, độ phèn nên từ 7,5 – 8,5 là phù hợp cho cua phát triển.
- Diện tích ao lớn nhỏ phù hợp với lượng cua dự định nuôi. Thông thường, ao nuôi tầm 2000m2 và có độ sâu từ 1,5 – 1,8m.
- Chiều rộng đáy ít nhất phải được 4m, mặt 2 – 3m và chiều cao 1 – 1,5m. Đặc biệt bờ ao phải cao hơn mực nước triều cường ít nhất 0,5m.
- Nên chuẩn bị mương thoát nước xung quanh ao và nhiều gờ nổi với diện tích khoảng 10 -100m2 tùy theo diện tích tổng thể của ao.
- Nên chuẩn bị ao trước 7 – 10 ngày, bón vôi bột sát khuẩn với tỷ lệ 50kg vôi cho mỗi 1000m2 mặt ao. Sau đó phơi ải rồi mới thả cua vào nuôi.
- Chỉ xả vào ao lượng nước thấp hơn 1m. Dùng lưới hay vỉ bằng tre cao gần 1m để rào ao hạn chế việc cua bò ra ngoài.
- Nên dùng phân gà hay phân urê, phân NPK để bón cho ao để gây màu nước, hòa tan phân rồi mới cho xuống ao.
Chọn cua giống và cách thả giống
Thời vụ thích hợp để tiến hành thả giống là từ khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.
Khi chọn giống cua đồng, lựa chọn những con khỏe mạnh, không bị bệnh tật và đầy đủ các bộ phận trên cơ thể, nhất là càng và chân. Lựa chọn những con cua có màu tươi sáng, không bám rong rêu. Nên chọn cua đực để đẩy nhanh tốc độ nuôi trồng đem lại năng suất cao.
Mỗi 1m2 ao nuôi, thả 10 – 15 con cua giống. Nếu nuôi ở ruộng thì mỗi mét vuông chỉ thả 5 – 7 con để việc nuôi cua đồng đạt hiệu quả nhất.
Thả cua từ mé ao để chúng tự bò chứ không nên đổ ào xuống lòng ao dễ làm tổn thương cua và chúng dễ bị sốc khi vào môi trường mới.
Thức ăn cho cua
Chuẩn bị thức ăn
Cua đồng thường ăn tạp và chúng dùng thức ăn động vật. Chúng ăn thịt các loại nhuyễn thể như ốc, hến, trai và các loại cá tạp.
Nếu cung cấp thức ăn quá hạn hẹp, cua đồng có xu hướng ăn thịt lẫn nhau. Thường những con mới lột vỏ sẽ trở thành mồi. Khi nuôi cua đồng, ngoài thức ăn được cung cấp, chúng còn tự tìm thức ăn tại chỗ. Do vậy việc bón lót trước khi nuôi khá quan trọng. Nhờ đó mà chúng sinh ra nhứng loài động vật phù du trong ao làm thức ăn cho cua con.
Khoảng tháng 4, thả thêm ốc giống vào ruộng hoặc cũng có thể thả tôm vào để chúng sinh sản làm thức ăn cho cua.
Ngoài ra, cua đồng còn dùng những loại thưc ăn dạng viên giàu dinh dưỡng các loại, có thể mua hoặc tự chế biến để tiết kiệm chi phí.
Cách cho cua ăn
Cách cho cua ăn tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cua và mùa vụ và nhiệt độ nước. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5, cua ăn thức ăn tinh là chủ yếu. Nên nắm thức ăn lại thành từng nắm bột nhão và cho ăn với lượng bằng 20 – 30% trọng lượng cua.
- Giai đoạn tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khỏe, tốc độ lớn nhanh và chúng cần ăn thêm khoai sắn, rong cỏ, thức ăn từ cá tạp và cả thức ăn viên.
- Kể từ tháng 10 trở đi, tăng cường thêm thức ăn có nguồn gốc động vật. Lượng thức ăn bằng 7 – 10% trọng lượng cua.
- Nên cho cua ăn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát. Sáng cho lượng thức ăn ít hơn, buổi chiều cho lượng nhiều hơn theo tỷ lệ 3:7 hoặc 4:6.
- Đặt sàng ăn tại một số điểm trong ao nuôi để kiểm tra lượng thức ăn tiêu thụ và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
- Sáng cho lượng thức ăn ít hơn, buổi chiều cho lượng nhiều hơn theo tỷ lệ 3:7 hoặc 4:6.
- Sáng cho lượng thức ăn ít hơn, buổi chiều cho lượng nhiều hơn theo tỷ lệ 3:7 hoặc 4:6.
Kỹ thuật chăm sóc cua đồng
Trong quá trình nuôi cua đồng, chú ý những điều sau đây:
- Thay nước ao nuôi mỗi tuần 1 lần để đẩy nhanh tiến độ cua lột xác và kích thích chúng bắt mồi mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, mỗi lần chỉ xả ¼ cho đến 1/3 lượng nước và bù lại lượng nước tương ứng để chúng không sốc vì thay đổi môi trường.
- Cứ 2 tuần bón vôi 1 lần cho ruộng nuôi. Mỗi 100m2 ao, bón khoảng 2 – 3kg vôi. Trước khi bón nhớ hòa tn kỹ trong nước rồi mới đổ đều vào ao nhé!
- Kiểm tra định kỳ nơi lưới vỉ chắn, nơi cống rãnh để tránh hiện tượng cua bò ra khỏi ruộng nuôi.
- Ban đêm nên chong đèn ở khu vực ao nuôi để dẫn dụ côn trùng vào làm thức ăn tự nhiên cho cua. Đồng thời đây cũng là cách đảm bảo an ninh nơi nuôi cua đồng.
- Khi nuôi cua trong ruộng lúa nhưng nhớ hạn chế tối đa thuốc và phân bón hóa học để không ảnh hưởng sức khỏe cũng như chất lượng cua. Chỉ cần xả lượng nước từ 15 – 20cm vào ruộng là được, không cần nhiều.
- Để có nguồn thức ăn dồi dào và tạo nơi trú ẩn cho cua, nên cho bèo, rau muống,… vào ruộng. Đây cũng là cách làm giảm nhiệt độ ruộng nuôi.
Thu hoạch cua đồng
Đến tháng 10, có thể tiến hành thu hoạch cua. Tuy nhiên, nếu cua chưa đạt kích thước như mong muốn, có thể tiếp tục thúc 1 thời gian nữa.
Có thể thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp hay tát cạn và bắt thủ công bằng tay nếu thu hoạch toàn bộ.
Kỹ Thuật Nuôi Cua Đồng Trong Ruộng Lúa
Chuẩn Bị Ruộng Nuôi Cua
Chọn ruộng nuôi địa thế ruộng bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước dồi dào, cấp thoát nước thuận lợi, chất nước không bị ô nhiễm, chất đất là loại đất thịt.
– Diện tích mỗi ruộng từ 1/3 ha đến 2/3 ha là vừa, nhỏ quá chất nước không ổn định, lớn quá khó quản lý.
– Đào mương nuôi tạm ở góc ruộng hoặc ở ria ruộng, rộng 4-6 m, sâu 1-1,5 m, diện tích khoảng 3—5% diện tích ruộng.
– Đào mương bao quanh và mương giữa. Mương bao quanh chân bờ về phí trong 1m, sâu 0,8-1,0m, rộng 3-5m. Nếu ruộng rộng, đào thêm ở giữa ruộng hình chữ “+” hoặc “#” rộng 1-1,5m, sâu 0,5-0,8m. Tổng diện tích cả 3 loại mương chiếm khoảng 15-20% diện tích đất ruộng.
– Lấy đất đào mương để đắp bờ ruộng cho cao và to ra. Chú ý nện đất chặt để nước bị rò rỉ. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc lưới thích hợp, nền cống phải đầm chặt.
– Đặt lưới chắn xung quanh ruộng. Nếu lưới bằng nilon mỏng thì phải đóng cọc cao hơn mặt bờ 40-50cm, lấy dây thép buộc nối các đầu cọc với nhau, gấp đôi tấm nilon lên dây thép cho rủ xuống đất thành 2 lớp rồi vùi sâu trong đất bờ từ 15-20cm. Nếu chắn bằng tấm nhựa hoặc fibroximăng… thì chỉ cần vùi xuống đất 15-20 cm, đầu trên cao hơn mặt đất ít nhất là 40cm, bốn góc lượn hình cung.
– Dùng vôi sống hàm lượng 75-105 kg/1000m2 hoà nước té đều khắp mương.
– Trồng các loại cỏ nước phủ kín đáy mương và thả các loại cây nổi như bèo tấm, rau dừa nước, bèo cái…khoảng 1/3 mặt nước.
Cải tạo ruộng nuôi
Trước khi nuôi 1-2 tuần, tiến hành tát cạn nước để diệt hết địch hại của cua và tiêu diệt mầm bệnh, bằng cách bón vôi 7-10 kg/100 m2, phơi nắng 3-5 ngày sau đó cấp nước vào ao, đối với ruộng thì cấp nước vào nhưng không cho nước tràn lên ruộng, chỉ khi nào đến thời kỳ lúa sắp làm đòng mới cấp nước lên ruộng cho cua lên ruộng tìm thức ăn.
– Tiến hành gây màu nước cho ao bằng phân chuồng hoặc phân hóa học để tạo nguồn động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua giống mới thả.
– Trong ao, ruộng nuôi nên chất chà làm nơi trú ngụ cho cua lúc cua lột xác tránh bị hao hụt, có thể thả thêm bèo, rau muống, rau dừa nước … để che phủ ao vào những ngày nắng gắt. Độ che phủ khoảng 1/3 diện tích mặt ao.
Chọn và thả giống
– Thời vụ thả giống thường từ tháng 2 – 4 hàng năm
– Chọn con giống khỏe mạnh, không bị bệnh tật, đầy đủ càng và chân, màu sắc tươi sáng không bị đóng rong có thể chọn cua đực để nuôi góp phần tăng năng suất và giá trị thương phẩm.
– Mật độ: nuôi ao: 10-15 con/m2, nuôi ruộng: 5-7 con/m2.
– Thả cua ta không nên thả trực tiếp xuống ao mà phải thả từ mé bờ ao cho cua tự bò xuống ao, ruộng tránh hiện tượng cua bị sốc môi trường.
Chăm sóc cua
– Thức ăn cho cua rất đa dạng thiên về động vật bao gồm cá tạp, ốc, hến, khoai lang, khoai mì…thức ăn nên bằm nhỏ vừa cỡ miệng cua.
– Khẩu phần ăn từ 5-8 % trọng lượng cua/ngày và được chia làm 2 lần trong ngày, sáng sớm ăn 20 – 40% và chiều ăn 60 – 80 % trọng lượng thân. Thức ăn phải còn tươi không bị ôi thiu, nấm mốc.
– Cần cho cua ăn thức ăn vừa đủ để đảm bảo chất lượng nước vừa giúp cua tiêu hóa tốt thức ăn và hạn chế hao phí thức ăn, hạ giá thành nuôi. Trong ao ruộng nuôi cần bố trí một số sàng ăn để đánh giá tình trạng bắt mồi của cua và đồng thời căn cứ vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Thức ăn cho cua
* Thức ăn
Cua là động vật ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Chúng thích ăn thịt các loại nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước khi thả giống, nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con. Từ tháng thứ 4 nên thả ốc giống vào ruộng (450-600kg/1000m2 hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại thức ăn đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện thì tận dụng cá tạp và phế thải động vật để giảm giá thành.
* Cho ăn
Căn cứ vào mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để cho ăn hợp lý.
– Từ tháng 3 đến tháng 5, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh. Thức ăn nên làm thành các nắm bột nhão nhỏ. Lượng thức ăn từ 20-30% trọng lượng cua.
– Từ tháng 6 đến tháng 9, cua ăn khoẻ, mau lớn nên cần cho ăn thêm rong cỏ, khoai sắn, bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế từ cá tạp.
– Từ tháng 10 trở đi, cần tăng thêm thức ăn từ động vật. Lượng thức ăn từ 7-10% trọng lượng cua.
– Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, buổi sáng sớm và chiều tối. sáng cho ăn từ 20-40%, chiều cho ăn chính là 60-80% tổng lượng thức ăn hàng ngày.
– Cần đặt sàng ăn tại 1 số điểm trong mương để kiểm tra lượng thức ăn của cua. Căn cứ vào thời tiết, nhiệt độ, tình hình ăn mồi của cua để điều tiết lượng thức ăn hàng ngày
Quản lý cua
– Thường xuyên thay nước cho ao, ruộng nuôi khoảng 1 tuần/lần để kích thích cua lột xác và bắt mồi mạnh, mỗi lần thay nước từ 1/4-1/3 lượng nước trong ao, mương.
– Định kỳ bón vôi cho ao ruộng nuôi 15 ngày/lần với liều lượng 2-3 kg/100m2 hòa vào nước, lấy nước trong tạt đều khắp ao.
– Thường xuyên kiểm tra đăng chắn cống, bờ rào chắn để tránh cua thất thoát ra ngoài.
Thu hoạch cua
Thời điểm thu hoạch chủ yếu là vào tháng 10.
– Khi cua đạt kích thước thương phẩm được giá cao có thể tiến hành thu hoạch.
– Thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp… tát cạn, bắt bằng tay nếu thu toàn bộ.
– Cua nhỏ không đủ cỡ thương phẩm được để lại nuôi tiếp cho vụ sau.
Kỹ Thuật Nuôi Cua Đồng Trong Bể Bạt, Bể Xi Măng
Để có thể nuôi cua đồng trong bể bạt đạt được hiệu quả tốt nhất các bạn có thể tham khảo một số vấn đề sau. Đây đều là những chia sẻ đến từ các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản và nhiều nông dân có kinh nghiệm và thành công trong quá trình nuôi cua đồng trong bể bạt:
Lựa chọn loại bể bạt phù hợp với điều kiện thực tế của nơi nuôi. Hiện nay sản phẩm bể bạt HDPE được làm với kích thước yêu cầu. Chính vì thế khách hang hoàn toàn dễ dàng thiết kế hệ thống nuôi phù hợp với kích thước của gia đình mình. BỂ bạt nên lựa chọn loại làm từ màng chống thấm HDPE có độ dày từ 0.3 -0.76mm. Sau khi mua bể btj về nên ngâm với nước vôi trong 3-5 ngày trước khi thả cua giống.
Thức ăn cho cua đồng nuôi trong bể bạt phong phú đa dạng phù hợp mọi người nuôi
Về con giống hiện nay nguồn chủ yếu là từ các trang trại chuyên sản xuất oại này. Việc đánh bắt cua đồng giống ngoài tự nhiên là không khả thi. Chính vì thế hãy lựa chọn địa chỉ cung cấp giống cua đồng đảm bảo uy tín và chất lượng. con giống chọn loại có kích cỡ đều, không bị khuyết tật. Con giống nên có kích cỡ khoảng ngón tay là phù hợp nhất. ở kích thước này có thể nuôi từ 1.5-2kg giống/1m2.
Tùy vào hu vực để lựa chọn thời điểm thả nuôi thích hợp. ở khu vực phía Nam việc nuôi cua đồng trong bể bạt HDPE có thể thực hiện quanh năm. Trong khi đó thời điểm thả cua giống tốt nhất ở khu vực phía Bắc là từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch. Thời gian nuôi thành cua thương phảm là từ 3-4 tháng. Lưu ý vào mùa đông ở phía Bắc gần như cua đồng không phát triển nên tầm tháng 9 là dừng việc thả cua giống.
Như trên chúng tôi đã trình bày nguồn nước nuôi cua không yêu cầu quá cao về độ pH. Nếu như nuôi ốc bươu đen trong bể bạt nước cần có độ pH từ 6.5-8 thì nuôi cua không quan trọng. yêu cầu nguồn nước sạch, không lãn hóa chất đặc biệt là thuốc trừ sâu là hoàn toàn có thể nuôi được. việc thay nước tùy thuộc vào loại thức ăn sử dụng để nuôi. Thời gian có thể từ 2-5 ngày thay nước 1 lần.
Thức ăn dành cho cua đồng nuôi trong bể bạt rất phong phú. Có thể sử dụng thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp. nếu có thể tự chế biến thì nghiền nhỏ cá tạp, ốc bươu vàng ra làm thức ăn cho cua. Những bà con lựa chọn mô hình nuôi cua đồng trong bể bạt cần lưu ý nếu cho ăn bằng loại thức ăn này thì sau 2 ngày phải thay nước 1 lần. Ngoài ra còn có thể sử dụng cám gạo, cám ngô hoặc cám công ngheiepj để cho cua ăn.
Một trong những loại thức ăn rất tốt khi nuôi cua đồng trong bể bạt là trùn quế. Trùn quế cũng là loài dễ nuôi nên bà con cần chú trọng chuẩn bị loại thức ăn này. Trùng quế có khả năng sống trong nước cả ngày nên việc thả trù quế không làm ô nhiễm nước. Cua tự bắt trùn và ăn nên không làm ảnh hưởng đến môi trường nước.
Để tránh cua bám víu vào nhau và ăn thịt lẫn nhau thì khi nuôi trong bể bạt cần thả them bèo tây, bèo cám. Những loài thủy sinh này không chỉ cung cấp thức ăn cho cua mà còn là nơi để cua bám víu, nơi cua tránh mưa hắt trực tiếp vào.
Nếu chúng ta đảm bảo việc vệ sinh nguồn nước thì hầu như nuôi cua đồng trong bể bạt không gặp bệnh tật gì trong quá trình nuôi. Việc vệ sinh nguồn nước là hết sức quan trọng. người nuôi nên tháo sạch và dùng vòi phun đẩy hết chất thải ra ngoài rồi mới cho nước mới vào.
Cách Phòng Trị Bệnh Cho Cua Đồng Lớn Khoẻ
Ở thời kỳ ấu trùng
Trong giai đoạn Zoea Ấu trùng thường bị trùng loa kèn:
Zoothamium, Epistylis… bám vào thân, trên đầu. Khi số lượng Zoothamium tăng lên làm cho ấu trùng không co duỗi thân được, bơi chậm chạp, không bắt được thức ăn, yếu dần và chết. Có thể quan sát ấu trùng dưới kính hiển vi (vật kính nhỏ: 7 – 10) để phát hiện bệnh.
Cách chữa bệnh: dùng Xanh malachite nồng độ 0,05 – 0,2 ppm trong bể ương ấu trùng liên tục trong 2-3 ngày (khi thay nước thì bổ sung thuốc vào); hoặc Sulfat Đồng 0,5 – 0,6 ppm, Formalin 10 – 15 ppm, thời gian 12-24 giờ. Bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, trong giai đoạn ấu trùng Zoea ương trong bể, nguồn nước nhiễm khuẩn dẫn đến gây bệnh cho ấu trùng.
Khi ấu trùng mắc bệnh trong bóng tối phát ra ánh sáng màu xanh nhạt. Ấu trùng yếu, bỏ ăn, lắng xuống đáy, chết, có thể chết hàng loạt. Khi đã bệnh nặng, tốt nhất là hủy bỏ ấu trùng, vệ sinh bể thật kỹ để ương đợt khác.
Trong mùa mưa, lúc nguồn nước có nhiều chất hữu cơ thường dễ phát bệnh, cần phòng bệnh thật kỹ ở các trại ương cua giống.
Nước ương ấu trùng cần được lọc kỹ và xử lý tia cực tím. Cua mẹ phải được xử lý trước khi đưa vào bể nuôi đẻ: cho vào dung dịch formalin 15 – 25 ppm trong thời gian 40 – 60 phút; thức ăn cho cua mẹ cũng như thức ăn của ấu trùng, đều phải được xử lý trước khi cho ăn. Có thể cho nước ương ấu trùng EDTA 2 – 3 ppm để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
Ở giai đoạn Zoea, phòng bệnh bằng chloramphenicol 1 – 3 ppm hoặc kết hợp với Oxytetracylin, bactrim, Erythronycin. Thuốc được cho vào bể ương, sau 10 – 12 giờ thay nước, xử lý liên tục 2-3 ngày.
Thời kỳ cua con và cua trưởng thành
Cua thường bị mắc bệnh ký sinh, thường gặp nhất là rệp cua (Lepas) bám trên phần thịt ở khoang mang, có thể quan sát thấy qua lỗ thoát ở gốc càng cua.
Rệp thường phát triển nhiều về số lượng và chiếm một phần lớn khoang mang, cản trở hoạt động của mang. Rệp hút chất dịch trong thịt cua làm cua gầy yếu và chết. Có thể dùng dung dịch Formalin 20 – 30 ppm trong 2 – 3 ngày.
Gần đây ở một số vùng nuôi cua trong ao đất, mật độ cao, nước ao bị bẩn đã xuất hiện một số loại bệnh: trên mu cua có nhiều đốm trắng, hoặc xám trắng, đỏ, to khoảng 0,2 – 0,3 cm. Bệnh phát triển làm cho cả phần vỏ lẫn phần thịt ung thối, rệu rã và cua chết, trong ao bệnh lây lan và cua chết hàng loạt.
Đây là loại bệnh do vi khuẩn gây nên, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ. Trong khi chờ đợi phân tích bệnh lý và phương pháp chữa trị, các vùng nuôi cua tập trung cần thực hiện tốt các phương pháp phòng ngừa để hạn chế bệnh xảy ra, gây thiệt hại: giữ nguồn nước trong sạch cho cua, xử lý cua giống trước lúc nuôi, xử lý thức ăn, phun thuốc phòng định kỳ cho các ao nuôi.
Trên đây là toàn bộ những kỹ thuật nuôi cua đồng mà một người mới bước vào nghề cần nắm vững. Để có những ruộng cua như ý, nên học hỏi thêm 1 số kỹ thuật chuyên sâu hơn nữa. Chúc bà con sớm thành công với mô hình canh tác này!