Cách chăm sóc cây mai mau lớn là một việc làm rất dễ dàng đối với các chủ vườn mai… nhưng mai nhanh lớn không có nghĩa là sẽ tốt. Thế nhưng nếu áp dụng quy trình và sử dụng quy trình dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp để cây lớn, mập chồi, dày cành và gốc mai to ra thì không ai cũng điều biết. Nếu cây lớn nhanh mà thân mai mỏng manh, cành lưa thưa, cây đâm tược nhanh thì điều đó không có nghĩa là cây mai đang lớn nhanh, mà là bạn đang vô hình làm xấu đi tình trạng của cây mai. Dưới đây là quy trình chăm sóc mai con bạn có thể tham khảo.
Trồng cây trong rổ
Ngày nay, trồng cây trong rổ đã được áp dụng rộng rãi, bởi nó có nhiều ưu điểm hơn trồng cây trong chậu gốm, xi măng:
Nhẹ và rẻ tiền.
Thoát nước tốt. Bởi nó có nhiều lỗ như vậy nên có lẽ thoát nước tốt hơn bất kỳ loại chậu xi măng, gốm nào.
Cách nhiệt tốt. Nhựa truyền nhiệt kém hơn xi măng, gốm cho nên rễ cây ở thành rổ không bị nung nóng quá mức, mà nhiệt truyền từ từ vào đều khắp rổ, tốt cho cây.
Những rễ chui qua lỗ của rổ khi lớn tới một mức nào đó sẽ bị bóp nghẹt lại, khiến cho không có rễ nào có thể lớn quá khổ được. Đây là ưu điểm lớn nhất của rổ.
Người ta thường nói: “muốn cây lớn nhanh thì tốt nhất là trồng cây ngoài đất”. Điều này đúng bởi dưới đất đủ độ ẩm và dinh dưỡng, đất cũng không bao giờ bị quá nóng như ở trên sân thượng. Nhưng nếu bạn cứ thế trồng thẳng cây xuống đất và kệ đấy không tỉa rễ thì rất có thể vài năm sau cây của bạn thành ra thế này.
Cách khắc phục tốt là hãy trồng cây vào rổ thế này rồi mới trồng xuống đất, đánh luống cho cao và đặt mặt rổ cao hơn mặt đất 1 chút. Mọi rễ mọc dài ra sẽ bị lỗ của rổ tự động bóp nghẹt lại.
Nếu bạn không có đất thì sao? Bạn vẫn trồng được cây đẹp như thường. Hãy trồng cây vào một rổ có kích thước bằng chậu tương lai bạn dự kiến, sau đó đặt cả rổ này vào một rổ lớn hơn khi mà rổ nhỏ đã có rễ mọc chui qua thành rổ. Sau này, ta sẽ tỉa rễ bên trong rổ số 1. Đây là cách trồng thông đen của cụ Kusida Matsuo. Ở phương pháp trồng cây trong 2 rổ này, rổ 2 đóng vai trò của đất, còn rổ 1 có nhiệm vụ cắt rễ tự động.
Nuôi nhánh mồi
Nhánh mồi (sacrified branch) là nhánh chỉ có tác dụng làm thân cây to ra, sau này khi cây thành phẩm sẽ cắt bỏ. Bởi thế nên nhánh này không cần cắt tỉa uốn gì hết, cứ để nó mọc thật tự do, chỉ cần nó không che sáng những nhánh chính là được.
Để dây quấn hằn vào thân
– Rễ cây: giúp giữ cho cây được vững vàng, và để cung cấp nước và các vi khoáng chất cho cây, đồng thời để dự trữ các dưỡng cất cho cây.
– Thân và cành cây: nâng đỡ hệ lá (giúp hệ lá vươn tới nơi có ánh nắng trời cho quang hợp); vận chuyển khoáng chất và nước từ hệ rễ tới lá và các dưỡng chất từ hệ lá tới các nơi khác của cây. Thân và cành cây gồm có:
+ Vỏ cây: là phần ngoài cùng, giúp bảo vệ phần cây bên trong khỏi côn trùng, mất nước, hoặc các chấn thương bởi gió, mưa, tuyết, v.v..
+ Cambium: là một lớp mỏng ngay dưới lớp vỏ cây. Nó tạo ra các tế bào phloem và xylem, và nó chịu trách nhiệm làm tăng đường kính thân và cành. Phloem là hệ thống ống dẫn để giúp đưa chất dinh dưỡng tạo ra từ lá quang hợp đi xuống hệ rễ; xylem là hệ ống dẫn nước và khoáng chất từ hệ rễ lên bộ lá cho quang hợp. Chú ý điểm quan trọng: Hệ ống phloem nằm giữa cambium và vỏ cây, trong khi hệ ống xylem nằm giữa cambium và phần gỗ của thân hoặc cành.. (bắt buộc phải nhớ điểm này để có thể áp dụng vào kĩ thuật tạo thân hoặc cành mau nở lớn)
+ phần lõi cây: là phần gỗ chết, cứng, nhiệm vụ để giúp cho cây đứng vững.
Ứng dụng chuyện này, người ta để dây quấn hằn vào vỏ cây, khi đó sẽ có 2 chuyện tốt xảy ra:
- Dinh dưỡng bị ứ lại chỗ dây quấn và phù to lên. Đặc biệt nếu bạn quấn cây dương (phi lao) thì vài bữa đoạn thân này phù to tướng luôn.
- Thân cây sẽ xoắn vặn.
Tuy nhiên đây là một phương pháp khó bởi mấy lý do sau:
- Chỉ có thể áp dụng với cây còn non. Cây già sẽ khó mà xóa được dấu vết của dây quấn.
- Phải quấn từ dưới sát gốc quấn lên, nếu không sẽ dẫn tới “tóp gốc”.
- Đừng quấn dày quá kẻo vết phù không tự nhiên, nhìn thân cây sẽ từng khúc từng khúc như con sâu béo ấy! Theo mình quấn độ 60 độ (thưa hơn quấn dây uốn cành 45 độ) là vừa.
- Phải chấp nhận rủi ro. Không phải bất kỳ cây nào cũng sẽ đẹp theo cách này.
Một vài người khuyên nên để luôn cả dây trong cây, khỏi tháo ra. Nhưng mình vẫn tháo khi dây ngập vào thân khoảng 2mm bởi mình nghĩ để vậy thân cây sẽ yếu, dễ gãy. Ngoài ra mình không hiểu họ sẽ xử lý phần đầu dây thò ra như thế nào?
Xoắn vặn cho thân cây nứt ra
Đối với sanh (hoặc cả một số loại cây khác tùy sự sáng tạo của bạn) mình dùng tay xoắn, lay cho các sớ gỗ nứt ra, khi nào thấy nhựa trắng hơi rỉ ra khỏi vết nứt là được. Những vết nứt này sẽ mau chóng được chữa lành, đồng thời chỗ xoắn cũng to lên tí chút.
Tỉa rễ vào mùa thu
Đối với hầu hết cây cối, mùa thu là mùa cây bắt đầu tích trữ dinh dưỡng để chuẩn bị sử dụng cho mùa đông khắc nghiệt. Lúc này cây đã dồi dào sinh lực sau một mùa hè phát triển thoải mái, nên bắt đầu chuyển nhựa luyện tổng hợp được thành tinh bột và tích trữ vào thân cây và rễ để sang xuân có dinh dưỡng bật chồi non. Lúc này mà ta tỉa rễ thì cây còn biết chưa tinh bột vào đâu nếu chẳng cất vào thân cây. Nhờ đó mà thân cây cũng phình lên được tí chút thay vì phình rễ.
Đây là một phương pháp đòi hỏi trình độ làm cây khá cao. Trước hết, tuy nói là mùa thu nhưng chính xác là lúc nào của mùa thu thì lại tùy vào từng giống loài và tùy từng cây cụ thể nữa. Số rễ cắt bỏ thế nào cũng là một vấn đề cần suy nghĩ, làm sao chỗ rễ còn lại vẫn đủ sức cung cấp nhựa nguyên cho cây.
Ở mức tổng quát đơn giản nhất, mình nghĩ cắt 2 góc đối diện nhau, mỗi góc 1/8 bầu đất thì phù hợp với tất cả mọi cây. Thời điểm cắt là bắt đầu từ khoảng đầu tháng 7 âm trở đi, nếu thấy toàn bộ lá trên cây đều có màu xanh đậm thì có thể cắt.
Vy’s Farm hy vọng rằng đây sẽ là thông tin hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc cây mai mau lớn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!