Chào mừng bạn đến với Vy’s Farm. Hãy cùng tìm hiểu bài viết Cây lưỡi hổ có ý nghĩa gì, cách trồng và chăm sóc chi tiết phía dưới nhé.
Cây lưỡi hổ là loài cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc lại ít sâu bệnh. Việc nuôi trồng và chăm sóc đúng cách sẽ giúp cây phát huy được ý nghĩa phong thủy, mang lại may mắn, tài lộc thịnh vượng cho gia chủ.
Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thuỷ và tác dụng
Cây lưỡi hổ trong dân gian còn được gọi là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng. Cây có nhiều loại ứng với mỗi loại là màu sắc và kích thướt khác nhau. Đặc điểm chung của loại cây này là rất dễ trồng, tốn ít công chăm sóc và chịu râm mát rất tốt. Lá cây lưỡi hổ có hình dạng giống như lưỡi của con hổ vì thế mà cây có tên là lưỡi hổ. Lá có hình dạng dài nhọn như giáo mác, lá thường xanh đốm trắng và viền vàng hai bên mép lá, thường mọc ở ngay gốc, một bụi có rất nhiều lá. Lá cây lưỡi hổ rất dày, mọng nước, nhìn lá rất vững chắc và cứng cáp. Mỗ lá có chiều dài từ 15-20 cm rộng khoảng 3-4 cm, mặt lá nhẵn.
Ý nghĩa cây lưỡi hổ: Theo quan niệm của các nhà khoa học phương Tây, cây lưỡi hổ có khả năng xua đuổi xui xẻo và mang đến vận may cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Đối với các nhà khoa học phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, cây lưỡi hổ có dạng đầu nhọn còn tượng trưng cho sức mạnh của sư tử (chúa sơn lâm), tránh khỏi những điều xấu xa trong cuộc sống.
Ngoài ra, cây luôn hướng thẳng đứng lên trời còn thể hiện sự quyết đoán, dũng mãnh và uy nghiêm. Với những ý nghĩa trên, cây lưỡi hổ sẽ là một món quà rất có ý nghĩa, đem đến cho bạn bè, người thân những điều may mắn nhất trong các dịp tân gia hay lễ, tết.Cách trồng và chăm sóc
Tác dụng của cây lưỡi hổ:
- Làm giảm dị ứng ở da: Các vấn đề dị ứng, gây nổi mẩn ngứa ở da, do các chất bụi bẩn chứa trong không khí sẽ được loại bỏ do yếu tố thanh lọc rất tốt của lá cây lưỡi hổ.
- Làm giảm hiệu ứng nhà kính: Các không gian công cộng, phòng làm việc đông người tại các công ty, các tòa nhà văn phòng cao tầng thiếu oxy, không khí không thực sự trong lành nên trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra.
- Loại bỏ độc tố nguy hiểm: Các nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu do NASA thực hiện, đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ loại bỏ các độc tố như formal dehyd, xylene, toluene và nitơ oxit. Có nghĩa là các khu công nghiệp, nhà máy ô tô, cửa hàng, sân bay, ván ép, thảm, nhà sản xuất sơn, nơi các hóa chất này có rất nhiều trong các sản phẩm được sản xuất và sử dụng. Vì vậy, nên đặt chậu cây lưỡi hổ xung quanh không gian sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
- Tạo giấc ngủ ngon: Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ ban đêm vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon. Ngoài ra lưỡi hổ còn làm cây trang trí nội ngoại thất, làm quà tặng với ý nghĩa may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho chủ nhân.
Ngoài ra cây lưỡi hổ còn làm cây cảnh tran trí nội ngoại thất, làm quà tặng với ý nghĩa may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho chủ nhân.
Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì, hợp tuổi nào?
Một cây trồng tốt với phong thủy và sức khỏe như vậy, chắc chắn ai cũng mong muốn trồng trong không gian sống của mình. Tuy nhiên để yếu tố phong thủy đạt hiệu quả nhất, bạn cũng nên chú ý đến việc lựa chọn cây trồng theo tuổi. Vậy cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào. Nếu bạn quan sát sẽ thấy lá của cây lưỡi hổ có màu xanh và viền vàng với hình nhọn giống lưỡi dao. Đây là những gam màu phù hợp với người mệnh Thổ và Kim. Vì vậy cây lưỡi hổ từ trước đến nay được xem là bùa hộ mệnh, tương sinh cho người mệnh Thổ và mệnh Kim.
Cây lưỡi hổ sẽ giúp cho hai mệnh này phát huy được vận thế tốt, sự nghiệp thành công, nhiều việc thuận lợi và hanh thông. Người mệnh Thổ và mệnh Kim khi lựa chọn cây lưỡi hổ trồng trong nhà nên chú ý đến không gian xung quanh để lựa chọn kích thước cây cho phù hợp. Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ tầm trung bình gia chủ không nên chọn cây cảnh quá to và rậm rạp sẽ làm giảm ánh sáng chiếu cũng như không gặp được nhiều may mắn.
Các vị trí đẹp đặt cây lưỡi hổ
Để chọn vị trí đặt cây lưỡi hổ nhằm phát huy hết ý nghĩa của cây, bạn nên chú ý những điều sau; nếu đặt trong nhà, bạn nên đặt ở các vị trí như Đông, Đông Nam.
Đặt cây ở phòng khách giúp xua đuổi trừ tà, tránh xa những điều không may giúp gia đình gặp nhiều may mắn, thành công hơn. Dùng để bàn làm việc sẽ giúp thanh lộc không khí, giảm bớt căng thẳng, giữ tài khí giúp công việc thuận lợi hơn. Gia đình bạn có ban công thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời khi trang trí cho ban công của bạn thành không gian xanh ngát. Giúp bạn thư giản sau những giờ làm việc căng thẳng. Chăm sóc, tưới nước cho cây, ngắm nhìn cây sinh trưởng phát triển và nhâm nhi một tách cafe điều đó thật thú vị.
Để cây lưỡi hổ trong phòng ngủ là điều hợp lí. Vì theo như các nhà nghiên cứu, cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới khô hạn và là cây thuộc nhóm quang hợp CAM. Có nghĩa là vào ban đêm chúng hấp thụ khí CO2 và các chất độc hại nhằm tích luỹ năng lượng và khí Oxi khi mặt trời sáng. Giúp thanh lộc không khí phòng ngủ cải thiện giấc ngủ ngon hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ trong nhà
Cách trồng
Đất trồng: Loài cây này khá dễ trồng nên bạn chỉ cần sử dụng hỗn hợp đất và mùn theo tỉ lệ hai phần đất + 1 phần mùn là được. Từ một bụi cây bạn có thể tách lấy những đoạn thân hoặc rễ có mầm hoặc giâm bằng lá cũng được, bạn có thể chọn thời điểm giâm vào là mùa xuân đến mùa hè, các bạn chọn một chậu cảnh thấp, rộng cho vào đó hỗn hợp đất, chọn lá non khỏe và có màu đẹp để cắt ngang sát gốc, các bạn cắt thành khúc dài 5cm và để tự liên sẹo, sau đó chôn các khúc lá khoảng ½ vào chậu, trong thời gian này các bạn nên tưới ít nước và đặt chậu cây ở nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ cao.
Chăm sóc
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ Mỗi người sẽ có cách chăm sóc cây lưỡi hổ khác nhau, tuy nhiên cần phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sau: Tưới nước: Khi đất trong chậu cảnh khô hẳn tưới nước từ phía dưới chậu lên cao, vì đây là loại cây sợ nước nên bạn không nên tưới nước thường xuyên, vào mùa lạnh hay mùa mưa các bạn cũng chỉ cần tưới nước 1 lần 1 tháng cho chậu cảnh của mình.
Câu trả lời là loài cây này khá giống với xương rồng không cần tốn nhiều công chăm sóc, bạn cũng không bón phân nhiều và thường xuyên, vào mùa xuân, hè nên bón cho cây một tháng/ lần bằng giân giàu Potassium cũng có thể sử dụng phân chuồng hoặc phân khoáng. Vào mùa xuân khi rễ cây phát triển bạn nên thay chậu trồng cây để cây tiếp tục và phát triển, khi thay chậu cần chú ý chọn loại đất có pha cát to 1/3 đất trồng , đồng thời chú ý tới việc thoát nước cho chậu cảnh để cây không bị úng.
Bạn đạng theo dõi bài viết Cây lưỡi hổ có ý nghĩa gì, cách trồng và chăm sóc nếu có thắc mắc gì đừng quên để lại bình luận phía dưới để Vy có thể trả lời bạn sớm nhất nhé. Hãy theo dõi Vy’s Farm để nhận thêm nhiều bài viết hữu ích nữa nhé.