Với những người yêu lan, một cái tết rực rỡ là khi nhà có những cánh lan vừa đẹp, vừa thuận theo phong thuỷ. Các cách cắm hoa lan đẹp, phù hợp phong thuỷ dưới đây sẽ giúp bạn mang lại sự tươi sáng, tràn đầy sức sống và sinh khí cho ngôi nhà của bạn đấy.
Ý nghĩa đặc biệt của hoa lan trong ngày tết là gì?
Đối với người Hy Lạp cổ đại, hoa lan (hoa phong lan) vinh danh những anh hùng, và sau khi sự gia tăng phổ biến của những bộ sưu tập phong lan ở Anh thời Victoria, ý nghĩa của nó chuyển dần dần trở thành biểu tượng của sự sang trọng.
Trong thời cổ đại, hoa lan được người Hy Lạp vinh danh là những vị anh hùng. Đến thời Vitoria ở Anh, hoa lan dần chuyển thành biểu tượng của sự sang trọng, quý phái.
Ngày nay, hoa phong lan được coi là 1 biểu tượng của vẻ đẹp hiếm thấy, của sự sang trọng, giàu có, quý phái, tinh tế và quân tư. Bởi vậy mà rất nhiều người chọn hoa lan để trang trí nhà trong dịp tết.
Bao nhiêu nhánh hoa phong lan là hợp phong thuỷ?
Nếu bạn là người quan tâm đến phong thuỷ thì việc lựa chọn số lượng cành để cắm vào chậu là khá quan trọng. Mỗi số cành khác nhau, sẽ cho ý nghĩa phong thuỷ khác nhau. Cụ thể, trong các kiểu cắm hoa lan đẹp, hợp phong thuỷ thì ta sẽ thường thấy số cành như:
- 1 cành: Sinh
- 3 cành: Tài
- 6 cành: Lộc
- 8 cành: Phát
- 9 cành: Trường cửu
- 13 cành: Sinh tài
- 16 cành: Sinh lộc
Tuyệt đối không có số 4 (tử) và 7 (thất). Nếu bạn không quan tâm đến phong thuỷ thì sẽ không cần phải gò bó với những con số trên.
Gợi ý các cách cắm hoa lan đẹp, tinh tế
-
Chuẩn bị
- Vài nhánh hoa lan theo nhu cầu
- Một bình hoặc chậu có màu sắc hài hoà với màu sắc của hoa lan. Nếu bạn thích sự đơn giản và tinh tế thì những nhánh hoa lan hồng, trắng sẽ thích hợp với những mẫu chậu đơn sắc, nhẹ nhàng.
- Một số phụ kiện cần thiết khác như: Ống nước, thanh kẽm, cỏ thảm; một số cây, hoa trang trí phụ (nếu có)
-
Các cách cắm hoa lan
- Cánh bướm ngày xuân
Tùy theo ý tưởng của mỗi người và nơi trưng bày mà uốn cành khác nhau, có thể cắm hoa xòe đều về nhiều hướng hay cùng xòe về một hướng để tạo nên cảnh tượng “đàn bướm” nhiều màu sắc, hoặc cắm tựa hình cánh buồm tạo nên vẻ đẹp mới lạ.
- Vòng tròn trọn vẹn
Đây được xem là kiểu cắm hoa lan đẹp tinh tế theo style Nhật Bản. Chỉ cần một cái chậu hình vòng tròn, bạn sẽ đặt vài nhánh hoa lan, một chút lá xanh vào là đã có một tác phẩm nghệ thuật rồi đấy.
- Tạo kiểu uốn lượn hình vòng cung
Thông thường kiểu này sẽ được uốn cẩn thận bằng những sợi chỉ mỏng. Nhưng nếu lo lắng các nhành lan sẽ gãy thì bạn có thể dùng sợ trợ giúp từ 1 sợi kẽm mỏng uốn theo ý muốn. Tiếp đến là dùng dây chỉ hoặc băng keo trong để cố định cành hoa theo dáng của sợi kẽm.
- Đoàn viên
Trong phong thuỷ, 3 nhánh phong lan sẽ tượng trưng cho Tài. Nhưng nếu khéo léo sắp đặt, 3 nhánh phong lan sẽ tượng trưng cho sự đoàn viên. Đó sẽ là hình ảnh lần lượt của bố – mẹ – con trong gia đình. Tết nào bằng tết đoàn viên đúng không nào?
- Mộc mạc với cành cây
Trong ngày tết mọi thứ đều được trang trí trang hoàng rực rỡ, nhưng hãy thử 1 lần mộc mạc với nhành lan. Bạn sẽ cảm nhận được sự dung hoà, cái mộc mạc mà lại đầy tinh tế của lan đấy.
Bí quyết chọn hoa lan cho ra hoa kịp dịp tết
Thời điểm hiện tại dù hơi muộn về thời gian nhưng bạn vẫn có thể chọn những cây lan trưởng thành, đã ra hết lá non đưa vào một khu vực riêng. Đây sẽ là những cây phong lan được dùng để trưng Tết. Sau đó, bạn dùng phân bón lá có tỷ lệ NPK là 10-30-20 để phun kích thích cho phong lan ra hoa. Khi vòi hoa dài khoảng 2 – 3 cm thì bạn thay bằng phân bón lá có tỷ lệ NPK 15 – 20 – 30 để bón cho cây.
Nếu không biết, bạn có thể hỏi mua tại các cửa hàng bán phân bón cây trồng và nhờ người bán tư vấn nồng độ cũng như khoảng cách giữa các lần tưới cây dựa trên loại phân đã chọn.
Cách chăm sóc cho hoa lan tươi lâu
Vì phong lan là cây khó trồng, nên cần phải đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.
Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của hoa phong lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn.
Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết.
Nước là yếu tố quan trọng và không thể thiếu cũng không thể thừa khi trồng hoa phong lan. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa.
Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Do đó, người trồng lan phải đặc biệt chú ý nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.
Chúng tôi mong rằng với thông tin mình chia sẻ, bạn sẽ có thể tự cắm một bình hoa lan đẹp nhất để trưng bày cho ngôi nhà của mình.